Chiến tranh đã lùi xa nhưng vẫn có những con người đang ngày đêm lặng thầm canh “giấc ngủ” bình yên cho các vong linh liệt sĩ. Nhiều người trong số họ còn tình nguyện làm công việc này vì cái tâm mà không cần hưởng tiền công, bổng lộc, chỉ mong mang lại hơi ấm, niềm an ủi cho những anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ.
Năm 2021, ông Phạm Đăng Tam (74 tuổi), thương binh hạng 4/4 được cấp ủy, chính quyền, Nhân dân xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) tin tưởng giao nhiệm vụ quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ xã Bản Lầu. Nơi đây có 107 ngôi mộ liệt sĩ, chủ yếu là các chiến sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới (năm 1979). Từng là bộ đội Trường Sơn chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị ác liệt, hiểu được những mất mát, đau thương và sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ để bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, khi nhận công việc quản trang, ông Phạm Đăng Tam dành hết tâm huyết chăm sóc khuôn viên nghĩa trang. Ông Tam nhớ, phải bước lên 200 bậc mới đến khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, ông còn biết khuôn viên nghĩa trang có bao nhiêu loại cây xanh. Một ngày làm việc của ông Tam bắt đầu từ 7 giờ sáng. Ông ra nghĩa trang quét dọn, vệ sinh các phần mộ, cắt cỏ, tỉa cây xanh. Vừa làm việc, ông vừa thì thầm trò chuyện với các chiến sĩ đang yên nghỉ tại đây. Ông Tam bảo, ông muốn khuôn viên nghĩa trang xanh - sạch - đẹp như công viên để tưởng nhớ sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ.
Ông Phạm Đăng Tam là một trong những chứng nhân lịch sử trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường ác liệt nhất. Bên cạnh nhiệm vụ quản trang, ông còn kể chuyện, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, thanh niên và những người đến thắp hương ở nghĩa trang.
Những ngày cuối tháng 7, Nghĩa trang Liệt sĩ phường Nam Cường, thành phố Lào Cai trở nên nhộn nhịp hơn khi đón các đoàn người đến nghĩa trang dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Len lỏi trong từng ngôi mộ, chị Nguyễn Thị Thắm cẩn thận quét, nhặt từng lá cây giữa cái nắng chói chang. Chị Thắm không phải quản trang nhưng suốt 6 năm qua, chị thầm lặng với công việc dọn dẹp, chăm sóc các phần mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ phường Nam Cường. Lúc thì sáng sớm, hôm thì chiều muộn, bất kể nắng mưa, ngày nào chị Thắm cũng lên đây để nhổ cỏ, quét lá, vệ sinh khu vực xung quanh nghĩa trang. Nói về cơ duyên đến với công việc thiêng liêng này, chị Thắm chia sẻ: Mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, tôi luôn tâm nguyện phải làm nhiều việc có ích cho đời. Thường xuyên phải ngược xuôi chữa trị nhưng chưa bao giờ tôi sao nhãng công việc chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ hoàn toàn tự nguyện này.
Nghĩa trang Liệt sĩ phường Nam Cường hiện có gần 300 ngôi mộ liệt sĩ. Làm công việc này gần 6 năm trước, đến nay, chị Thắm đã thuộc nằm lòng vị trí của từng ngôi mộ. Chị còn đưa các con, cháu lên nghĩa trang cùng mình chăm sóc các phần mộ để nhắc nhở con, cháu truyền thống uống nước nhớ nguồn. Những ngày tháng 7, công việc của chị Thắm tất bật hơn. Không còn đơn thuần là dọn dẹp vệ sinh nơi nghĩa trang, chị còn đảm nhận việc hướng dẫn, sắp lễ cho các đoàn đến thăm viếng. Đồng thời đứng ra tổ chức nghi lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ. 5 năm nhận nhiệm vụ “canh giấc” cho các liệt sĩ tại nghĩa trang xã nhà, trừ những lúc đau ốm, chưa ngày nào anh Lê Hoàng Anh (công chức Lao động, Thương binh và Xã hội xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng) quên nhiệm vụ làm đẹp cho khuôn viên nghĩa trang cũng như những phần mộ tại đây. “Với tôi, làm quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ không đơn giản chỉ là công việc hết tháng nhận lương, mà trên hết đó còn là cách để tôi – thế hệ trẻ tri ân tới thế hệ đi trước.” – anh Hoàng Anh chia sẻ. Coi liệt sĩ như những người thân đã khuất của mình, hằng ngày, anh Hoàng Anh chăm chút từng ngôi mộ, cắt tỉa từng khóm hoa, cây cảnh, vệ sinh khuôn viên, tạo cảnh quan môi trường sạch sẽ. Vào những dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm, khi có nhiều đoàn khách, những đồng đội của các liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây đến thăm viếng, anh kiêm luôn cả nhiệm vụ chỉ dẫn và giới thiệu cho khách. Với anh Hoàng Anh, công việc quản trang này không quá mệt nhọc nhưng cần sự cần mẫn, tỉ mỉ và làm việc bằng cái tâm, trách nhiệm của bản thân.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 17 nghĩa trang liệt sĩ với hơn 2.500 ngôi mộ liệt sĩ. Nhờ bàn tay chăm sóc của những quản trang, nơi an nghỉ của các liệt sĩ luôn sạch đẹp, ấm cúng. Họ như những con ong cần mẫn lặng thầm cống hiến để anh linh các anh hùng liệt sĩ luôn được vỗ về trong lòng đất mẹ.
Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động.
Từ Lào Cai đến cửa biển Thái Bình, trải qua quá trình lịch sử, dòng sông Hồng đã hình thành dòng chảy văn hóa, tạo nên những giá trị di sản văn hóa quý giá, trong đó phải kể đến là những bảo vật văn hóa đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.
Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.
Với đồng bào Dao nói chung, đồng bào Dao tuyển nói riêng, Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng và linh thiêng nhất trong đời sống văn hóa cộng đồng. Đây là tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay. Lễ cấp sắc không chỉ mang yếu tố tâm linh qua hoạt động cúng tiến, mà còn có những hoạt động văn hóa - nghệ thuật độc đáo thể hiện qua nhạc lễ, các điệu dân vũ. Ở huyện Mường Khương, những nghi lễ này đang được bảo tồn và thực hành phù hợp với đời sống văn hóa mới.
Sau những ngày dài chìm trong sương mù dày đặc, Sa Pa lại sáng bừng dưới ánh nắng vàng dịu nhẹ của mùa xuân. Sa Pa bốn mùa đều đẹp nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là mùa xuân khi khắp nơi trăm hoa đua nhau khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc. Khoảnh khắc Sa Pa khoác chiếc áo mùa xuân khiến ai một lần đặt chân đến cũng xao xuyến, nhớ thương.
Trong ngày hội tòng quân năm 2025 có rất nhiều hình ảnh đẹp thể hiện tình cảm, sự quan tâm, động viên của các đồng chí lãnh đạo và người thân, bạn bè dành cho các tân binh, gửi gắm niềm tin, mong muốn các tân binh sẽ nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai có đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Trong những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới, sẵn sàng chiến đấu, giữ bình yên “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.
Mỗi độ xuân về, cao nguyên Bắc Hà lại khoác lên mình tấm áo mới trắng tinh khôi của hoa mận. Những vườn mận nằm trên các sườn đồi bao quanh thị trấn đồng loạt nở hoa trắng muốt như những bông tuyết tạo nên khung cảnh đẹp mê hoặc lòng người.
Ngay sau những ngày tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nông dân xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) đã quay trở lại với đồng ruộng để thu hoạch nông sản vụ đông, đồng thời dọn ruộng, làm đất chuẩn bị cấy lúa mùa. Không khí lao động khẩn trương, hăng say.
Thời điểm này, những cây mận ở vùng núi cao Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng đang bung nở hoa trắng muốt. Lên Lùng Khấu Nhin du xuân dịp này, bạn như lạc bước vào thiên đường hoa của núi đá - loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết, mê mẩn lòng người...
Trong thời khắc cả đất trời chuyển mình đón xuân mới, Làng Nủ - mảnh đất từng chịu bao đau thương và mất mát, đang dần trở lại với dáng vẻ của một vùng quê thanh bình trước đây. Trên con đường làng, những cánh đồng từng bị vùi lấp nay đã bắt đầu khoác lên màu xanh của sự sống, những mầm non mạnh mẽ vươn mình như biểu tượng của niềm tin và hy vọng.
Năm năm nào cũng vậy, cứ khoảng cuối tháng 12 dương lịch, người Mông ở các xã Tả Phìn, Trung Chải, phường Hàm Rồng của thị xã Sa Pa lại lùa đàn trâu đi tránh rét. Ngay cả những ngày này, khi người dân cả nước đang chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 thì các gia đình chủ trâu vẫn phải cùng "đầu cơ nghiệp" tránh rét xa nhà.
Ngày cuối tháng Chạp, chợ Tết vùng cao Mường Khương nhộn nhịp, tấp nập người mua, bán. Sau một năm cần cù lao động, người dân đi chơi chợ sắm sửa để đón Tết đầm ấm, đủ đầy.
Dịp tết Nguyên đán cũng là thời điểm mùa khô hanh và nông nhàn nên tình trạng xâm hại rừng thường diễn biến phức tạp. Do vậy, đây là thời điểm mà những người làm nhiệm vụ giữ rừng trên địa bàn tỉnh ngày, đêm canh trực, tuần tra rừng. Với họ, không có nghỉ Tết, Tết cũng gắn với rừng, giữ cho rừng mãi xanh tươi.
Sau chuỗi ngày lạnh giá kéo dài, 14 giờ 16 phút ngày 26/1, tại xã Y Tý (huyện Bát Xát) có tuyết. Mưa tuyết rơi hơn 12 giờ đồng hồ, đến khoảng 3 giờ sáng 27/1 thì ngưng. Trận tuyết kèm theo mưa, gió khiến nhiệt độ đêm và sáng nay tại Y Tý xuống thấp dưới 0 độ C. Tuyết rơi cũng khiến núi rừng, nhà cửa, hoa màu tại các điểm cao của xã Y Tý ngập màu tuyết trắng.
Khi nhà nhà bước vào giấc ngủ say thì ngay giữa lòng thành phố, nhịp sống của chợ đêm mới bắt đầu sôi động. Những ngày giáp Tết, chợ đêm Châu Úy (thành phố Lào Cai) như nhộn nhịp hơn.
Những ngày giáp Tết, không khí lao động hối hả vẫn bao trùm khắp các cánh đồng trên địa bàn tỉnh. Nhiều hộ tất bật hoạch rau màu để phục vụ thị trường Tết, trong khi nhiều hộ khác lại tập trung làm đất, chăm sóc mạ để đẩy nhanh tiến độ sản xuất lúa xuân.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu