Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Lan tỏa từ những “đầu tàu” gương mẫu

Lan tỏa từ những “đầu tàu” gương mẫu

Với những việc làm cụ thể, thiết thực, nhiều bí thư chi bộ đã và đang trở thành “đầu tàu” trong phát triển kinh tế, là hạt nhân tiêu biểu trong xây dựng quê hương.

Thôn Ná Lùng, xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát) có 111 hộ, phần lớn là đồng bào Dao. Từ vùng đất nghèo khó, bức tranh kinh tế nơi đây đang tràn những gam màu tươi sáng. Góp phần lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong vươn lên phát triển kinh tế ở nơi này, không thể không kể đến nữ Bí thư Chi bộ thôn Lý Thị Vân.

7.jpg

Hơn 10 năm về trước, gia đình chị Vân là hộ đầu tiên đưa cây chuối mô về trồng ở Ná Lùng. Sự chăm chỉ, nhạy bén đã giúp gia đình chị mang về những vụ chuối thắng lợi. Học theo chị, đồng bào nơi đây phủ xanh đồi đất bằng cây trồng hiệu quả này. Hai năm trở lại đây, khi cây chuối không còn duy trì được năng suất, hiệu quả như trước, chị Vân dần chuyển đổi sang trồng gần 2 ha quế, trên 2 ha dổi và đàn hương. Trong câu chuyện về những cây trồng “mũi nhọn”, cây trồng mới ở thôn đều có sự tham gia của chị với vai trò là người xung phong đi đầu

6.jpg

Tại thôn vùng cao Ú Sì Sung, xã Tả Phời (thành phố Lào Cai), tấm gương Bí thư Chi bộ thôn Lý Láo Lủ đã truyền thêm niềm tin, động lực để đồng bào người Dao chốn này vượt khó, vươn lên.

Sinh ra và lớn lên ở rẻo cao, thấu hiểu khó khăn, vất vả của bà con nơi này. Là người đứng đầu cấp ủy cơ sở, anh Lủ không ngần ngại đi đầu, tham gia các phần việc khó để bà con tin tưởng, làm theo. Không chỉ mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế, anh Lủ còn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Để hiện thực hóa tuyến đường liên xóm, anh và gia đình đã hiến khoảng 600 m2 đất. Bà con dân bản không chỉ tin yêu anh vì những nỗ lực, cống hiến cho việc chung mà còn nể phục khi anh lấy gia đình mình để làm gương cho đồng bào về sự học.

8.jpg

Dù điều kiện kinh tế còn nhiều gian khó, nhưng vợ chồng anh Lủ vẫn quyết tâm nuôi 3 người con học cao đẳng, đại học, trở thành hộ có con em đầu tiên ở thôn đi học chuyên nghiệp. Những vất vả, khó khăn không thể không kể đến, nhưng anh Lủ tin rồi mai đây tương lai của trẻ em ở Ú Sì Sung sẽ khác. Từ câu chuyện của gia đình anh, đồng bào Dao ngày càng quan tâm để trẻ em được học tập, phát triển.

Đây chỉ là 2 trong số biết bao bí thư chi bộ vùng cao Lào Cai hôm nay đã và đang tích cực nêu gương, truyền năng lượng tích cực, niềm tin để đồng bào các dân tộc vượt qua khó khăn, hướng tới tương lai tươi sáng.

9.jpg

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, những người đứng mũi chịu sào ở các thôn, bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với việc làm cụ thể, thiết thực đã và đang trở thành những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế, là hạt nhân tiêu biểu trong xây dựng quê hương, truyền động lực để đồng bào các dân tộc thi đua, góp sức, chung tay xây dựng vùng cao Lào Cai ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw