Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hiệu quả từ công tác luân chuyển cán bộ ở Bắc Hà

Hiệu quả từ công tác luân chuyển cán bộ ở Bắc Hà

Những cán bộ được Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Hà điều động, luân chuyển về các địa phương công tác luôn chủ động bám nắm địa bàn, cùng cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tìm giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh.

3.png

Đây là 1 trong 10 xã nghèo nhất tỉnh, mới đạt 7/19 tiêu chí xã nông thôn mới và tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn (tỷ hộ nghèo và cận nghèo còn hơn 90%); đội ngũ công chức xã còn nhiều vấn đề cần sắp xếp, củng cố. Với quyết tâm và kiến thức, kinh nghiệm công tác mà anh Cường đã có, cộng với sự sát sao hỗ trợ của Ban Thường vụ Huyện ủy, những khó khăn ban đầu đã được tháo gỡ.

Khi về xã Hoàng Thu phố, việc đầu tiên anh Cường làm là đến tất cả 7 thôn để lắng nghe nguyện vọng, ý kiến góp ý của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa. Tiếp đó là rà soát và bố trí đội ngũ công chức trong UBND xã phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đối với công tác lãnh đạo của Đảng ủy xã, với vai trò là Phó Bí thư Đảng ủy, anh đề nghị rà soát toàn bộ các nghị quyết, đề án mà Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã đề ra để đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục, sau đó phân công cho từng bộ phận cụ thể thực hiện.

4.png

Đối với phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân, từ năm 2022 đến nay, với vai trò là người đứng đầu UBND xã, anh đã chỉ đạo triển khai một số dự án như: Hỗ trợ phát triển cây ăn quả ôn đới; trồng dược liệu quý; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương… Cùng với đó là tổ chức xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, mô hình trồng cây ăn quả theo hướng chuyên canh, từ đó nhân rộng. Đến nay, Hoàng Thu Phố có 147,8 ha cây ăn quả (55 ha mận các loại và 92,8 ha lê Tai nung), gần 8 ha cây dược liệu cát cánh, mạch môn và 20 ha rau hàng hóa.

Nhờ chuyển đổi mạnh mẽ các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 65,87%; hộ cận nghèo còn 17,57%. Cái được lớn nhất qua những năm về cơ sở là tôi đã tích lũy được kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện các đề án, dự án, đồng thời hiểu hơn về văn hóa, phong tục, tập quán của người dân, phương pháp tiếp cận, vận động Nhân dân…

Anh Trần Văn Cường nói.

Là Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, năm 2021, khi được Ban Thường vụ Huyện ủy điều động và được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Lùng Phình, anh Đỗ Anh Sơn rất lo, nhưng hiểu đây cũng là cơ hội để anh áp dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm công tác vào thực tế.

Khi nhận công tác tại xã Lùng Phình, tôi nhận thức rõ sự tin tưởng của Ban Thường vụ Huyện ủy khi giao trọng trách, bởi tại địa phương đang triển khai một số dự án hạ tầng giao thông liên xã, liên huyện nên phát sinh những vấn đề về giải phóng mặt bằng cần giải quyết minh bạch và triệt để. Cùng với đó, đây là xã vùng cao, tỷ lệ hộ nghèo hơn 68%, rất cần sự bứt phá về phát triển kinh tế - xã hội.

Anh Đỗ Anh Sơn tâm sự.

Những ngày đầu về xã Lùng Phình công tác, anh Sơn dành thời gian nắm những bất cập trong công tác quản lý đất đai của địa phương và những bất cập, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức để tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm. Cùng với đó, đi sâu tìm hiểu những thế mạnh, tiềm năng của địa phương để có định hướng trong xây dựng các đề án, dự án phát triển kinh tế. Sau gần 2 năm, các công trình giao thông đã được triển khai hoàn thiện đúng tiến độ; người dân đã chuyển 5 ha đất trồng ngô sang trồng cây ăn quả và cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, xã có hơn 200 ha cây ăn quả, 3 ha rau chuyên canh, gần 5 ha cây dược liệu; một số mô hình nông nghiệp hữu cơ gắn với dịch vụ homestay mở ra hướng mới cho phát triển kinh tế của địa phương. Hiện diện tích cây ăn quả, cây dược liệu đang cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha/năm. Những mô hình sản xuất mới mang lại luồng gió mới cho phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.png

Theo ông Lý Xuân Thành, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Bắc Hà, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bắc Hà đã có 54 lượt cán bộ được sắp xếp luân chuyển (từ ngành này sang ngành khác có 17 người; từ huyện về xã có 15 người; từ xã, thị trấn về huyện có 8 người; từ xã này sang xã khác có 14 người). Qua thực tế công tác, các cán bộ cấp huyện được luân chuyển, điều động về các xã, thị trấn đã phát huy năng lực, sở trường, từng bước giải quyết những bất cập, hạn chế và vấn đề bức xúc của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở cơ sở.

Thực tế, ở những nhiệm kỳ trước, việc luân chuyển, điều động cán bộ ở Bắc Hà chỉ được coi như một giải pháp hỗ trợ những địa phương mà ở đó cấp ủy đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ còn yếu, chưa có sự chủ động trong xây dựng các nghị quyết lãnh đạo, các đề án thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Còn từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, luân chuyển cán bộ là chủ trương quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng bộ huyện nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và cán bộ dự nguồn một cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn. Trong đó, chủ trương bố trí bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND xã, thị trấn không là người địa phương đã được huyện Bắc Hà thực hiện với quyết tâm chính trị cao.

6.png

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Hà cho biết: Việc triển khai kế hoạch tăng cường, luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý giai đoạn 2022 - 2025 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục tình trạng cục bộ địa phương, khép kín trong công tác cán bộ ở cơ sở. Qua đó cũng giúp cán bộ trẻ có điều kiện phát huy năng lực, sở trường công tác, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm.

Những kết quả trong công tác luân chuyển cán bộ ở Bắc Hà đã góp phần quan trọng tạo hiệu quả hai chiều, vừa mang lại luồng gió mới cho cơ sở để chống tư tưởng trì trệ, khép kín trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tăng niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chính quyền, vừa tạo môi trường để cán bộ rèn luyện từ thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw