Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đồng hànhgiúp người dân thoát nghèo

Đồng hànhgiúp người dân thoát nghèo

Sự hỗ trợ, đồng hành với người dân phát triển kinh tế trên địa bàn đóng chân thời gian qua của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 giúp nâng cao đời sống của người dân vùng biên giới và gắn kết thêm tình đoàn kết quân - dân, góp phần xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.

doan-kinh-te-quoc-phong-345-3.jpg

Năm 2022 - 2023, gia đình anh Vàng A Chu, thôn Nậm Giang 1, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 (Quân khu 2) hỗ trợ 3 con lợn, 4 con dê giống theo mô hình “Bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Đồng thời, được cán bộ và tình nguyện viên của đơn vị thường xuyên đến nhà hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, anh Chu đã biết cách chăm sóc đàn lợn, đàn dê khỏe mạnh.

Từ 3 con lợn được hỗ trợ, gia đình anh Chu đã chăm sóc để vật nuôi phát triển tốt, đảm bảo khả năng sinh sản, một phần để nuôi thành lợn thịt, một phần cung cấp lợn giống cho người dân quanh vùng.

doan-kinh-te-quoc-phong-345-5.jpg

Đối với đàn dê, mỗi năm, gia đình bán khoảng 6 con dê thịt và duy trì gối đàn với số lượng khoảng 14 con. Cùng với tích cực lao động sản xuất, trồng lúa, ngô, sắn và chăn nuôi gia cầm, mỗi năm gia đình anh Chu có nguồn thu hơn 100 triệu đồng. Nhờ vậy, gia đình đã thoát khỏi diện nghèo từ năm 2024.

Anh Chu cho biết: Ngoài hỗ trợ con giống, quý hơn là những buổi hướng dẫn kỹ thuật và sự gần gũi, động viên của cán bộ, tình nguyện viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 đã giúp gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chúng tôi đã thay đổi nhận thức, sản phẩm làm ra không còn để tự cung tự cấp, mà đã trở thành hàng hóa, bán ra thị trường, tạo nguồn thu ổn định cho gia đình.

Anh Vàng A Chu, thôn Nậm Giang 1, xã Nậm Chạc.

Đồng hành giúp người dân thoát nghèo, thời gian qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 đã có nhiều hoạt động, hình thức giúp đỡ phong phú, hiệu quả.

Trước đây, gia đình anh Chảo Láo Ú, thôn Suối Thầu, xã Nậm Chạc ở trong ngôi nhà vách nứa, hở tứ bề, nhất là mùa đông vùng cao lạnh thấu xương. Là vợ chồng trẻ mới ra ở riêng, kinh tế khó khăn nên anh Ú không đủ điều kiện làm nhà kiên cố.

doan-kinh-te-quoc-phong-345-4-7657.jpg

Biết được hoàn cảnh, năm 2023, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 đã hỗ trợ 80 triệu đồng từ nguồn xã hội hoá, đồng thời cử cán bộ, tình nguyện viên giúp đỡ nhiều ngày công vận chuyển vật liệu và san tạo mặt bằng. Trong đó khó khăn nhất là đào móng, bởi vị trí xây nhà có nhiều đá, bộ đội phải dùng hoàn toàn thủ công để phá đá. Sau một thời gian xây dựng, ngôi nhà “tình quân dân” khang trang, vững chãi, rộng hơn 90 mét vuông đã hoàn thành, giúp gia đình anh Ú ổn định cuộc sống, không còn lo lắng mỗi khi mưa gió hoặc mùa đông rét mướt như trước.

Nếu không có sự giúp đỡ cả về tiền và ngày công, sự động viên tinh thần của cán bộ, tình nguyện viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 thì không biết bao giờ gia đình mới có được ngôi nhà chắc chắn. Giờ đây, vợ chồng tôi yên tâm bảo nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Anh Chảo Láo Ú, thôn Suối Thầu, xã Nậm Chạc.

Trên đường đưa tôi đến thăm một số hộ dân được sự trợ giúp của đơn vị đã thoát nghèo như gia đình anh Vàng A Chu, Chảo Láo Ú, Trung tá Vàng A May, Trưởng Ban Dân vận, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 chia sẻ: Đơn vị chú trọng hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và tư vấn cách phát triển kinh tế, hướng đến thay đổi căn bản nếp nghĩ, cách làm. Đồng thời, tuyên truyền, vận động để người dân thấy rõ hiệu quả của sản xuất hàng hóa, có sản phẩm trao đổi mới có thu nhập ổn định, lâu dài.

“Do trình độ nhận thức còn những hạn chế nhất định, công tác vận động, tuyên truyền được cán bộ, tình nguyện viên của đơn vị vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng dân tộc, địa bàn và thời điểm. Quan trọng nhất là phải thường xuyên gần gũi động viên, chia sẻ, hiểu được người dân khó khăn cái gì, cần được hỗ trợ gì thì sự đồng hành mới thực sự hiệu quả” - Trung tá Vàng A May, Trưởng Ban Dân vận, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 chia sẻ

doan-kinh-te-quoc-phong-345-6.jpg

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 đóng quân và thực hiện nhiệm vụ tại 10 xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn thuộc huyện Bát Xát và huyện Mường Khương, với 96 thôn, bản. Những năm qua, việc đồng hành giúp người dân thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế được đơn vị đặc biệt quan tâm, triển khai dưới nhiều hình thức và bằng cả tinh thần trách nhiệm, tình cảm của người lính.

Các hoạt động hỗ trợ người dân thoát nghèo được gắn với các chương trình, phong trào thi đua, như: “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Quân đội chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… lồng ghép các chương trình, dự án kinh tế - quốc phòng của đơn vị với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

doan-kinh-te-quoc-phong-345-1.jpg
doan-kinh-te-quoc-phong-345-2.jpg

Sự hỗ trợ, đồng hành với người dân phát triển kinh tế trên địa bàn đóng chân thời gian qua của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 giúp nâng cao đời sống của người dân vùng biên giới và gắn kết thêm tình đoàn kết quân - dân, góp phần xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

24 nữ dân quân được tuyển chọn tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9)

Ngày 8/4, Đoàn công tác Quân khu 2 đã tổ chức khám, tuyển chọn nữ dân quân tỉnh Lào Cai tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Đó không chỉ là một phần máu thịt của Tổ quốc, mà còn là nơi những người lính hải quân gửi gắm cả tuổi thanh xuân, tình yêu và lý tưởng cao đẹp của mình. Giữa trùng khơi sóng gió, những người lính như những cột mốc sống, hiên ngang giữa bão tố, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

fb yt zl tw