Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Những năm qua, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên về mọi mặt. Cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, việc chăm lo người khuyết tật còn thu hút sự tham gia của nhiều hội nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm với những hoạt động như hỗ trợ khám, chữa bệnh; cấp học bổng; tài trợ phẫu thuật hở hàm ếch, phẫu thuật vận động phục hồi chức năng; tặng xe lăn, xe lắc…

4.png

Chương trình hỗ trợ lắp chi giả cho người khuyết tật của Hội Chữ thập đỏ thành phố Lào Cai và Hội Chữ thập đỏ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) được triển khai từ nhiều năm nay nhằm giúp người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện lắp chi giả, đồng thời thể hiện tình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Người khuyết tật của tỉnh Lào Cai được hỗ trợ đưa sang Bệnh viện Nhân dân huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) để các bác sỹ thăm khám, đo, lấy số liệu làm chi giả. Sau khi lắp thử, chi giả sẽ được đưa về nơi sản xuất (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) để chỉnh sửa, làm đẹp và bàn giao cho phía Việt Nam trong vòng 15 ngày.

7.png

Nhiều năm bị khuyết tật chân, đi đâu cũng phải dùng nạng. Tôi luôn muốn được lắp chi giả nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn nên chưa thực hiện được. Từ khi được lắp chi giả, việc đi lại của tôi thuận lợi hơn nhiều.

Bà Hoàng Thị Dung ở phường Pom Hán, thành phố Lào Cai chia sẻ.

Tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật là hoạt động nhân đạo được Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai duy trì hằng năm. Các loại xe lăn, xe lắc được lựa chọn dành cho người khuyết tật có nhiều ưu điểm như nhỏ, gọn, có thể tùy chỉnh chỗ gác chân phù hợp cho người cao, thấp khác nhau, ghế ngồi được thiết kế làm bằng nhựa dẻo cao cấp, thuận tiện tắm rửa trực tiếp trên xe mà không cần thay đổi ghế ngồi.

khanh.png

Bà Nông Thị Hậu, Tổ trưởng Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh cho biết: Những chiếc xe lăn, xe lắc trao tặng bệnh viện là món quà ý nghĩa và thiết thực, hỗ trợ đội ngũ y, bác sỹ bệnh viện trong công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân khuyết tật; giúp bệnh nhân, người tàn tật dễ di chuyển trong bệnh viện.

Tính riêng trong năm 2023, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tặng 59 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng. Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng thường xuyên kết nối, thăm, tặng quà người khuyết tật vào dịp tết Nguyên đán, ngày Vì người khuyết tật…

Toàn tỉnh hiện có 7.584 người khuyết tật, trong đó có 6.013 người khuyết tật nặng và 1.571 người khuyết tật đặc biệt nặng; 100% người khuyết tật được hưởng trợ cấp thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, mỗi năm Lào Cai có hơn 70% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; có 550 trẻ và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và 1.050 người được cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp...

8.png

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đang nuôi dưỡng, chăm sóc 27 người khuyết tật, chủ yếu là khuyết tật về thần kinh, trí tuệ. Tại đây, người khuyết tật được xác định mức độ khuyết tật, cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh định kỳ; tham gia các hoạt động trị liệu, thể dục, thể thao. Người khuyết tật đang được chăm sóc tại trung tâm còn nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ từ các cá nhân, nhà hảo tâm, các tổ chức nhân đạo trong và ngoài tỉnh.

3.png

Ông Đinh Văn Thơ, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật, trong đó việc rà soát, kịp thời phát hiện, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp người khuyết tật, hoạt động trợ giúp pháp lý, truyền thông, trợ giúp học nghề, việc làm cho người khuyết tật đã và đang được các địa phương quan tâm triển khai.

K.png

Trong công tác giáo dục, các địa phương tổ chức nhiều hoạt động giáo dục học sinh khuyết tật, tuyên truyền cho học sinh, cha mẹ học sinh và người dân hiểu, ủng hộ quan điểm giáo dục công bằng, bình đẳng đối với trẻ khuyết tật. Bên cạnh đó, giáo dục tinh thần "tương thân tương ái", vượt khó vươn lên cho học sinh, đồng thời giúp cán bộ, giáo viên nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ khuyết tật để tìm các biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.

5.png

Thời gian tới, các ngành, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách đối với người khuyết tật để họ được hưởng mọi quyền lợi. Sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của xã hội đã và đang góp phần quan trọng để người khuyết tật không còn mặc cảm, vươn lên, tái hòa nhập cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw