Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Để Nghị quyết Đại hội Đảng thực sự mang hơi thở cuộc sống

Để Nghị quyết Đại hội Đảng thực sự mang hơi thở cuộc sống

Năm 2025 là thời điểm diễn ra đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm. Một trong những nội dung rất quan trọng đang được cấp ủy đảng các cấp và Trung ương Đảng chỉ đạo, tiến hành là xây dựng dự thảo văn kiện, nhất là nghị quyết trình Đại hội. Yêu cầu rất quan trọng đó là việc nâng cao chất lượng chuẩn bị văn kiện đại hội.

Nghị quyết là công cụ lãnh đạo, là “ánh sáng soi đường”

Nghị quyết lãnh đạo là văn kiện chính trị trọng yếu của các cấp bộ đảng từ Trung ương đến cơ sở. Chất lượng nghị quyết liên quan mật thiết đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, quyết định đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đảng bộ trên tất cả các mặt công tác. Một trong những nội dung mới, nổi bật, được nhấn mạnh trong Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đó là việc nâng cao chất lượng chuẩn bị văn kiện; quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và của cán bộ, đảng viên, đồng thời nhấn mạnh việc ý kiến tham gia, góp ý của cán bộ, đảng viên, Nhân dân; trong thảo luận cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó.

z6319498170110-a181879dae85559d95e29968f04b652a.jpg

Thực tiễn cho thấy việc xây dựng nghị quyết có chất lượng là vấn đề rất khó, đòi hỏi tâm sức, trí lực, trí tuệ của toàn Đảng. Nghị quyết đại hội đảng là quá trình đánh giá, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo xu thế, quá trình vận động mới của thực tiễn trong đó có các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến việc thực hiện nghị quyết. Chính vì thế, những nội dung, nhất là mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện được nêu trong nghị quyết đều phải xuất phát từ đòi hỏi và yêu cầu của thực tiễn, từ bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình vận dụng lý luận vào thực tiễn; để nghị quyết đại hội đảng có thể vận dụng, đi ngay vào cuộc sống đòi hỏi cuộc sống và “hơi thở” của thực tiễn cũng phải được đưa vào trong nghị quyết.

Lãnh đạo bằng nghị quyết là một trong những phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng để bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất, toàn diện, bởi thế, quá trình xây dựng nghị quyết ở các cấp cần thực hiện đúng chủ trương: Văn kiện của cấp dưới phải bám sát, cụ thể hóa được văn kiện của cấp trên. Từ nội dung dự thảo văn kiện của cấp trên, cấp ủy cấp dưới lấy đó làm cơ sở xây dựng nội dung báo cáo chính trị, phương hướng, nhiệm vụ công tác cho các văn kiện của cấp mình; xác định cụ thể những mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Quá trình xây dựng nghị quyết, trọng trách đặt lên vai người đứng đầu và cấp ủy đảng cùng bộ phận tham mưu, chấp bút xây dựng. Nghị quyết là công trình tập thể, trí tuệ tập thể, trong đó bộ phận tham mưu, chấp bút là nòng cốt, hạt nhân thực hiện nhiệm vụ đó. Nếu những người đảm nhiệm trọng trách không toàn tâm toàn ý, không quy tụ được những bộ óc tinh hoa, có kinh nghiệm thì khó có được nghị quyết tốt. Xây dựng nghị quyết cần có tinh thần quyết liệt đổi mới để nội dung ngắn gọn, thật sự cô đọng, xúc tích, tránh tình trạng nặng về văn chương cho êm tai hoặc hô hào lý thuyết suông.

Chất lượng của nghị quyết được thể hiện và khẳng định trong việc xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới sát với tình hình thực tế, có tính khoa học, khả thi cao; đặc biệt là việc đề ra các nhiệm vụ, giải pháp có tính đột phá, mũi nhọn, trọng tâm, tầm nhìn dài hạn. Cùng với đó, nghị quyết phải xác định rõ nguồn lực để thực hiện, bởi xác định được nguồn lực thực hiện luôn có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình triển khai thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết phải là sách giáo khoa, là từ điển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, trong phần về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra 3 yêu cầu đối với việc xây dựng văn kiện: Phải bám sát hơi thở cuộc sống, phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện; phải trở thành "Sách giáo khoa", thành "Từ điển" để khi cần thì "tra" vào đó và sẽ thấy ngay "ánh sáng soi đường"; hạn chế tối đa việc phải tiếp tục ban hành các nghị quyết, chỉ thị tiếp theo để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV.

Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu Đảng ta lại chỉ đạo sâu và cụ thể về nội dung này bởi thực tiễn lâu nay vẫn có thực trạng nghị quyết dài, ôm đồm nội dung, xác định nhiều mục tiêu, chỉ tiêu nhưng vấn đề quan trọng là giải pháp, nguồn lực, kế hoạch để thực hiện lại chung chung, chưa cụ thể, chưa thật sự được chú trọng. Những nghị quyết được xây dựng mà không bám sát thực tiễn, không phản ánh hơi thở cuộc sống thường không đủ cơ sở để thực hiện và hiệu quả trong thực tiễn cũng sẽ không đạt như kỳ vọng.

Từ chỉ đạo của Trung ương về yêu cầu trong xây dựng văn kiện (nghị quyết) cho thấy đây là vấn đề xuất phát từ chính thực tiễn quá trình thực hiện để đưa nghị quyết đi ngay, đi sát vào cuộc sống. Điều hiển nhiên, nếu nghị quyết dài sẽ khiến đảng viên, người dân không nhớ hết các nội dung, gây khó cho học tập, nghiên cứu, quán triệt, không xác định được các trọng tâm, trọng điểm để lãnh đạo và thực hiện. Trong lịch sử, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ban hành những Cương lĩnh chính trị, nghị quyết, quyết định rất ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Điển hình như Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng (1930); Đề cương về văn hóa Việt Nam (năm 1943)...

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, trực tiếp của Tổng Bí thư Tô Lâm đòi hỏi đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 phải là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, thảo luận, đóng góp Văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XIV, đặc biệt là về tầm nhìn và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Những vấn đề được góp ý, thảo luận phải xuất phát từ thực tiễn, từ thực tiễn đặt ra cần thúc đẩy phát triển, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn, rào cản trong thực tiễn. Đó là những vấn đề đang được đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân quan tâm, có ảnh hưởng thiết thực đến đời sống xã hội, đến sự phát triển của đất nước. Điều này không chỉ bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất, toàn diện của Đảng về thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chung mà còn khẳng định rõ một trong những phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng là lãnh đạo bằng nghị quyết, là năng lực trong việc xây dựng, ban hành nghị quyết.

z6319475146803-a627f4d8fcbb7c8d4a642cccf3e43775.jpg
Quá trình thảo luận, xây dựng, hoàn thiện các văn kiện đại hội rất công phu, tốn nhiều công sức, trí lực của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Quá trình thảo luận, xây dựng, hoàn thiện các văn kiện đại hội rất công phu, tốn nhiều công sức, trí lực của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Do đó cần bảo đảm tính khả thi khi nghị quyết được ban hành và vận hành trong thực tiễn, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, vai trò lãnh đạo của đảng, trực tiếp là người đứng đầu cấp ủy, hơn nữa cũng là một dạng lãng phí - lãng phí thời gian, trí tuệ, công sức, nguồn lực. Trong thực tiễn, tình trạng phải ban hành các nghị quyết, chỉ thị để thực hiện một nghị quyết không phải là hiếm.

Nghị quyết Đại hội Đảng là văn kiện chính trị quan trọng của các cấp bộ đảng, là định hướng quan trọng cho sự phát triển của địa phương, đơn vị với những mục tiêu, lộ trình, chiến lược cụ thể. Việc quan tâm nâng cao chất lượng xây dựng nghị quyết góp phần quan trọng động viên, khích lệ tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng, chính quyền và Nhân dân, tạo nền tảng, sức mạnh để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị, phát triển đất nước giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo, đưa dân tộc vững bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Ngày hội Biên phòng - gắn kết tình quân, dân"

"Ngày hội Biên phòng - gắn kết tình quân, dân"

Trong khuôn khổ chương trình điểm cấp tỉnh "Ngày hội Biên phòng" năm 2025 do xã Lùng Vai, Mường Khương phối hợp với Đồn Biên phòng Bản Lầu tổ chức đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần tạo không khí vui tươi, sôi nổi, động viên người dân địa phương nỗ lực vượt khó, thi đua lao động, sản xuất, gắn kết tình cảm quân - dân; chung sức, đồng lòng cùng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.

Xây dựng mạng lưới đường sắt đồng bộ, hiệu quả, phát triển đô thị hiện đại

Xây dựng mạng lưới đường sắt đồng bộ, hiệu quả, phát triển đô thị hiện đại

Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sẵn sàng lên đường tòng quân

Sẵn sàng lên đường tòng quân

Cùng với tuổi trẻ cả nước, sáng 15/2/2025, 950 công dân của tỉnh Lào Cai sẽ lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân trực tiếp góp sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Cần một kịch bản tăng trưởng kinh tế được chi tiết hóa

Cần một kịch bản tăng trưởng kinh tế được chi tiết hóa

Đó là phát biểu của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị thảo luận kịch bản tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2025 do UBND tỉnh tổ chức sáng 14/2. Tại hội nghị, các đồng chí Thường trực UBND tỉnh đã thống nhất chỉ đạo xây dựng kịch bản vừa đảm bảo tính tổng thể, vừa chi tiết, thể hiện sự chủ động và linh hoạt nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ giao và thời hạn hoàn thành trong tháng 2/2025.

Đánh giá tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Mường Khương

Đánh giá tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Mường Khương

Sáng 14/2, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lào Cai do đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo huyện Mường Khương.

Trung đoàn 254 sẵn sàng đón nhận chiến sĩ mới

Trung đoàn 254 sẵn sàng đón nhận chiến sĩ mới

Ngay sau tết Nguyên đán Ất Tỵ, các địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang trong tỉnh đã tập trung cao chuẩn bị cho Ngày hội tòng quân năm 2025. Tại Trung đoàn 254 (Bộ CHQS tỉnh), mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng đón nhận, chiến sĩ mới về học tập, công tác.

Giữ bình yên "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Giữ bình yên "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai có đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Trong những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới, sẵn sàng chiến đấu, giữ bình yên “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.

Đảng viên cần nêu gương cả trước và sau khi nghỉ việc để tinh gọn bộ máy

Đảng viên cần nêu gương cả trước và sau khi nghỉ việc để tinh gọn bộ máy

Như bất cứ cuộc cách mạng nào, thực hiện tinh gọn bộ máy được xem như một cuộc cách mạng phải có quyết tâm rất cao, đồng thuận lớn và có cả những thiệt thòi, những hy sinh quyền lợi. Trong bối cảnh đó, sự nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên cả tiên phong xin nghỉ việc và phát huy vai trò đảng viên sau khi đã nghỉ việc là nhân tố hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sớm hoàn thành, phát huy được hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

fb yt zl tw