Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Cô giáo 9X giữ gìn ngôn ngữ dân tộc Mông

z4518391452818_30fc211f6639db52d3ce3397658ca90e.jpg

Cô giáo Hoàng Thị Chư (dân tộc Mông) sinh ra và lớn lên tại xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương trong gia đình có 10 anh chị em. Từ nhỏ, Chư đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành giáo viên mầm non. Mặc dù nhà đông con, nhưng gia đình vẫn lo cho chị em Chư được ăn học đầy đủ. Năm 2008, Chư trúng tuyển ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

z4518393694936_fe1df892b60500304f9de3240eba08d7.jpg

Hoàng Thị Chư chia sẻ: Nơi tôi sinh ra và lớn lên chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, cuộc sống vô cùng khó khăn, trẻ em đến trường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và lĩnh hội kiến thức do do bất đồng ngôn ngữ với giáo viên. Nếu có cơ hội được trở về quê hương giảng dạy, tôi sẽ có nhiều thuận lợi trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh người Mông bằng song ngữ.

Tuy nhiên, khi ra trường, Chư lại được sắp xếp công tác dạy tiếng Mông tại Trung tâm. Không được làm giáo viên mầm non như cô từng mơ ước, Chư cũng rất buồn. Bố của Chư - Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Chúng đã động viên con gái: Dù giảng dạy ở môi trường nào thì nghề giáo cũng luôn là nghề đáng tự hào và tự hào hơn khi được dạy tiếng Mông - ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của mình. Bởi, do biến cố lịch sử không mong muốn, người Mông đã bị mất đi chữ viết cổ xưa. Việc giữ gìn văn hoá và ngôn ngữ, nhất là mong muốn có chữ viết là nguyện ước lớn của dân tộc Mông.

z4518403048219_8678b5b705584806d1191af485e2480a.jpg

Hơn 10 năm công tác, học viên của Chư chủ yếu là các cán bộ công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ công an, biên phòng đang công tác tại tỉnh Lào Cai nên ngoài dạy chữ, dạy tiếng, Chư còn lồng ghép các kiến thức về phong tục, tập quán của người Mông, từ đó học viên sẽ vận dụng trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới Nhân dân, ngoài ra còn giúp bảo tồn ngôn ngữ, phát huy, làm giàu thêm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

z4518403063216_7c6bee3517622b980ed22e33da256845.jpg

Chư chia sẻ: Ở Việt Nam, ngoài bộ chữ Mông được Chính phủ ban hành từ năm 1961. Trong đời sống đồng bào Mông còn thường xuyên tiếp xúc với bộ chữ Mông Latin thông qua phim ảnh, ca nhạc trên internet. Điều đó tất yếu dẫn đến kết quả một số người Mông có thể nghe, nói, đọc, viết được các văn bản bằng chữ Mông khu vực mà không thể đọc hay viết bằng chữ Mông Việt Nam. Chính vì thế, tôi mong muốn nhanh chóng phổ cập được bộ chữ Mông Việt Nam tới cộng đồng dân tộc mình.

z4518393669804_aa56b383a965646b5486c15e7746fe48.jpg

Thời điểm này, cô giáo Hoàng Thị Chư đang tập trung cùng nhóm tác giả biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Mông theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn tiếng Mông (Ban hành kèm theo Thông tư 34/2020/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), hiện nay nhóm tác giả đã biên soạn xong sách giáo khoa tiếng Mông lớp 1 đến lớp 3 và đang tiếp tục biên soạn sách giáo khoa tiếng Mông lớp 4,5. Với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy tiếng Mông, cô giáo Chư đã có nhiều đóng góp hiệu quả để hoàn thiện bộ sách, được hội đồng biên tập sách đánh giá cao.

Niềm đam mê, tâm huyết của cô giáo Chư đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của Trung tâm trong công tác bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số nói riêng. Kết quả đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Ông Đỗ Hải Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw