Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
“Chìa khóa” thành công ở Tảo Giàng

“Chìa khóa” thành công ở Tảo Giàng

Thôn Tảo Giàng, xã Lùng Vai (huyện Mường Khương) nằm giữa vùng bình nguyên, có núi đồi bao quanh, lòng thung bằng phẳng, ở giữa là nơi sinh sống quần tụ của hơn 100 hộ đồng bào các dân tộc, trong đó đồng bào Nùng chiếm khoảng 70%.

Dù chỉ cách trung tâm xã 1 km nhưng trước đây, cuộc sống của đồng bào nơi đây dường như chỉ bó hẹp trong giới hạn của bản làng. Đói nghèo, lạc hậu đã khiến cuộc sống của nhiều thế hệ cứ mãi quẩn quanh trong lòng thung ấy.

chia-khoa-thanh-cong-o-tao-giang.png

Vậy nhưng 5 năm trở lại đây, Tảo Giàng vươn mình để trở thành điểm sáng không chỉ của xã Lùng Vai mà còn của huyện Mường Khương trên nhiều lĩnh vực. Trong câu chuyện về đổi thay ở nơi này, cán bộ, đảng viên và bà con Nhân dân đều cho rằng đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi đã biến vùng quê nghèo khó trở thành miền đất yên bình, no ấm.

Ngày chúng tôi về Bản Giàng, tuyến đường liên xã Lùng Vai - Bản Sen đang hình thành mang lại nhiều sự phấn khởi và kỳ vọng của bà con về tương lai không xa, giao thương nơi này sẽ phát triển hơn.

2-9210.jpg

Trong câu chuyện này, đảng viên ở đây thực sự là những “đầu tàu” đi trước lôi cuốn và thúc đẩy phong trào hiến đất làm đường ở Tảo Giàng.

Anh Hù Văn Thắng, đảng viên chi bộ Tảo Giàng hiến khoảng 100 m2 đất vườn dịp này, bộc bạch: Với nông dân, đất là tài sản lớn, nhưng nếu không ai chịu hy sinh thì không có đường lớn. Tôi nghĩ, trong công việc chung, mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân đều biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên thì việc dù khó đến mấy cũng sẽ làm được.

chia-khoa-thanh-cong-o-tao-giang-2176.png

Đi trên tuyến đường liên xã, chúng tôi dừng chân và ghé vào căn nhà của gia đình bà Vương Thị Nga. Được biết, gia đình bà Nga là hộ hiến nhiều đất nhất để làm đường liên xã.

Bà Nga nhẩm tính diện tích 2 mảnh ruộng và đất vườn trồng cây ăn quả cũng vào khoảng hơn 200 m2. Không tiếc sao được khi vườn cây sau bao năm chăm sóc đã bắt đầu cho thu trái ngọt, nhưng về lâu dài, tuyến đường mới sẽ giúp người dân ở thôn và con cháu đời sau có cơ hội đổi thay, phát triển tốt hơn - nghĩ vậy, bà Nga tự nguyện hiến ruộng, vườn vì lợi ích chung.

chia-khoa-thanh-cong-o-tao-giang-6427.png

Đến Tảo Giàng hôm nay, được thấy thực tế và nghe những câu chuyện thú vị, chúng tôi mừng vui khi đồng bào các dân tộc nơi đây đang thay đổi nếp nghĩ cách làm, chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới để kiến tạo cho mình và con cháu cuộc sống no đủ, hạnh phúc, yên bình.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, ngoài những cây trồng truyền thống như lúa, ngô, nhờ việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu chính cho các hộ. Gia đình chị Lý Thị Hoa, chủ hộ trồng nhiều chè nhất ở thôn với diện tích trên 2 ha.

3-8633.jpg

Vậy là cây chè đã và đang trở thành người bạn đồng hành với nông dân Tảo Giàng trong công cuộc xóa nghèo, vươn lên làm giàu ở thung lũng bình yên này.

Hiện thôn Tảo Giàng có trên 100 ha chè. “Kho vàng xanh” này đã được khai thác trên chính những diện tích đất đồi bỏ hoang, đất canh tác kém hiệu quả khi xưa. Thu nhập cây trồng này đem lại đã góp phần không nhỏ vào xóa đói, giảm nghèo cho bà con.

Cách đây 5 năm, cả thôn có trên 40% hộ nghèo, giờ đây, con số này đã giảm xuống 30%. Chỉ riêng năm 2024, toàn thôn có 8 hộ thoát nghèo, 4 hộ xóa nhà tạm.

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Mường Khương, dù còn nhiều khó khăn song thôn Tảo Giàng là điểm sáng phát triển kinh tế, xóa nghèo, học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy. Nhờ tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám hành động vì lợi ích chung của cán bộ, đảng viên và bà con, từ một vùng đất nghèo nàn, Tảo Giàng vươn lên xây dựng cuộc sống mới đạt nhiều kết quả đáng mừng.

7-7608.png

Tinh thần đó được giữ vững trong suốt nhiều năm qua, là tiền đề để thôn thực hiện thành công các mô hình tiêu biểu. Điển hình trong số đó là mô hình “Tổ hòa giải kiểu mẫu”.

Trong quá trình thực hiện mô hình, Tổ hòa giải đã gặp không ít khó khăn đến từ nhận thức của bà con, nhưng bằng các cách thức linh hoạt, sự nhiệt tình, trách nhiệm, tổ hòa giải được 5 sự vụ tranh chấp, ngày càng nâng cao tinh thần đoàn kết trong Nhân dân.

Hay Tổ tuyên vận thôn Tảo Giàng mạnh dạn đăng ký mô hình “Thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật” nhằm hạn chế tình trạng vứt bỏ các loại vỏ bao bì bảo vệ thực vật bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường. Trong suốt quá trình hoạt động, các thành viên của tổ tích cực tuyên truyền, vận động người dân thu gom được 780 kg bao bì thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo chính quyền địa phương để xử lý đúng quy định. Qua đó góp phần giảm tác động xấu, hạn chế những hệ lụy tiềm ẩn về sức khỏe và đảm bảo môi trường sản xuất nông nghiệp an toàn.

Một minh chứng khác là vào năm 2023, sau khi triển khai họp bàn, xin ý kiến của người dân, thôn Tảo Giàng nhất trí triển khai mô hình “Thắp sáng đường quê”. Với sự huy động xã hội hóa và đóng góp của bà con, công trình được hoàn thành với kinh phí gần 100 triệu đồng. Tảo Giàng về đêm giờ đây được thắp sáng, người dân đi lại thêm thuận lợi, an toàn.

4-9772.png

Những việc làm, mô hình thành công ở Tảo Giàng là minh chứng cho tinh thần học và làm theo Bác - dám nghĩ, dám làm, dám hành động vì lợi ích chung của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Những “cái dám” được khơi lên chính là chìa khóa và cũng là động lực tạo đổi thay ở vùng đất này, hướng đến tương lai tươi sáng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Huyện nghèo Si Ma Cai đi đầu trong xóa nhà tạm, cũ nát ở Lào Cai

Huyện nghèo Si Ma Cai đi đầu trong xóa nhà tạm, cũ nát ở Lào Cai

Là huyện nghèo theo Chương trình 30a của Chính phủ, bởi địa hình núi cao vực sâu, đất ít đá nhiều, thời tiết khắc nghiệt, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số chung sống nhưng Si Ma Cai lại đi đầu trong xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân "an cư lạc nghiệp" trên vùng núi đá thượng nguồn sông Chảy. Bằng cách nào để Si Ma Cai làm được kỳ tích ấy?

Bỏ thi tuyển sinh THCS liệu có đảm bảo được chất lượng?

Bỏ thi tuyển sinh THCS liệu có đảm bảo được chất lượng?

Từ năm 2025, các trường THCS phải xét tuyển học sinh vào lớp 6, không được tổ chức thi, kể cả với trường chất lượng cao. Nội dung này được nêu trong quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố. Thông tin này nhanh chóng nhận được những ý kiến khác nhau từ dư luận.

[Infographic] Đột qụy mùa lạnh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

[Infographic] Đột qụy mùa lạnh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Sự thay đổi theo mùa và nhiệt độ tác động tới các yếu tố nguy cơ đột quỵ như: tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng lipid máu, rung nhĩ... làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt, trong thời tiết lạnh, nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn. Bởi vậy, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Ươm mầm “thần dược”

Ươm mầm “thần dược”

Mùa xuân về cũng là thời điểm cây Hoàng Liên gai bung nở chồi non sau những tháng dài ngủ đông. Trong sương sớm, những chiếc lá “thần dược” ấy giống như viên ngọc lục bảo, long lanh dưới ánh nắng, chen nhau tạo thành tấm thảm xanh mướt trải dài giữa đại ngàn.

fb yt zl tw