Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Bài 3: Nơi ấy “Trường Sa cạn”

sua.jpg

Trung tá Tuấn từ Công an huyện lên nhận nhiệm vụ tại Tả Gia Khâu đúng lúc công bố dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước - ngày 1/4/2020. Lúc này, các biện pháp kiểm soát của Chính phủ và các địa phương đã giúp đất nước ngót một trăm ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc diễn ra phức tạp và căng thẳng. Với cán bộ trẻ vừa nhận nhiệm vụ nơi biên ải, lúc đó, khó khăn chồng lên khó khăn. Chống dịch như chống giặc, không thể chần chừ, chờ đợi, nhất là làn sóng người di cư từ vùng dịch nước bạn trở về làm cho tình hình dọc biên giới phía Bắc nóng bỏng từng ngày. Vậy là các anh xuống địa bàn, nắm tình hình thôn, bản, nắm vững sở trường, sở đoản của từng công an viên; tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền xã, phối hợp với đồn biên phòng lập chốt trạm trên biên giới, canh gác 24/24 giờ và tuần tra thường xuyên trên dọc đường biên. Song song với xử lý những việc trước mắt, cần thiết phải sắp xếp đến xây dựng lực lượng, đến lo cho việc lâu dài…

Hướng dẫn học sinh kỹ năng phòng cháy, chữa cháy..jpg
Hướng dẫn học sinh kỹ năng phòng cháy, chữa cháy.

Trung tá Trần Anh Tuấn bộc bạch: Thành quả của công an chính quy tăng cường cho xã có sự đồng lòng của các đồng chí cán bộ xã trẻ, khỏe, có kiến thức, trưởng thành từ cơ sở, nhiệt tình, năng động, yêu dân, yêu mảnh đất này. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 lực lượng biên phòng và công an nên việc nhanh chóng nắm chắc địa bàn và triển khai công việc được thuận lợi. Bên cạnh đó, lực lượng an ninh không chuyên trách lựa chọn từ cơ sở, bám sát thôn, bản, am hiểu tiếng nói, phong tục, tập quán, phương thức canh tác, gia cảnh, tình cảm từng nhà, từng người, là cánh tay nối dài, là tai mắt, điểm tựa cho Công an xã hoàn thành nhiệm vụ.

12222.jpg
Hỗ trợ người dân làm căn cước công dân.

Cách đây 3 năm, Công an xã Tả Gia Khâu, ngoài không trụ sở, không nơi ở, sinh hoạt hoàn toàn tự túc, bất đồng ngôn ngữ, địa hình hiểm trở… còn phải sống ở vùng đất “khát”. Tả Gia Khâu, theo tiếng Nùng có nghĩa là “miệng đá lớn”. Hơn 90% diện tích tự nhiên của miền biên ải là núi đá. Những dãy núi lởm chởm, trùng điệp toàn đá và đá quây nhau, đuổi nhau làm nên Tả Gia Khâu. Chính những dãy núi quanh năm hút nước này đã được những người lính biên phòng mệnh danh là “Trường Sa cạn”.

Đến Tả Gia Khâu, điều đầu tiên các chiến sĩ công an tăng cường phải đối mặt với sự “khát”, bởi nước sinh hoạt của cán bộ, đồng bào nơi đây hoàn toàn phải trông vào “nước trời” và mấy mỏ nước cách làng bản cả “mấy con dao quăng”. Bởi vậy, con người ở đây muốn lo cho sinh hoạt tối thiểu phải tận dụng mọi cách để hứng lấy những giọt nước mưa quý báu, bằng không lại phải dùng sức cõng nước từ dưới chân núi lên. Chuyện một chậu nước được sử dụng tới 4 công đoạn: Rửa mặt - vo gạo - rửa rau và cuối cùng tưới rau là chuyện nhỏ. Chuyện sáng sáng cán bộ cầm khăn mặt vụt vào đám cỏ cây để lấy những nước rửa mặt là chuyện thường ngày. Chuyện mỗi lần đi cõng nước hoặc mưa xuống phải cố tắm, quần áo không có nước giặt gom lại để cuối tuần hoặc cuối tháng chuyển cho người về huyện giao ban giặt giúp là chuyện đương nhiên… Còn biết bao câu chuyện hằng ngày buộc các anh phải đối mặt, thích nghi, đồng hành, đồng cảm với đồng bào, đồng chí, cùng bộ đội biên phòng tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền trong việc an dân, giữ nước.

dd.jpg
Đường đến Tả Gia Khâu đã được nâng cấp, thảm nhựa.

Tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền xã phối hợp với Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu giữ vững đường biên, mốc giới, đảm bảo an ninh, trật tự và bình yên trên địa bàn. Xã Tả Gia Khâu có 4,143 km đường biên giới, trong 6 thôn, bản của xã thì có tới 3 thôn giáp biên, sự phức tạp về an ninh, về tội phạm luôn tiềm ẩn. Hơn thế, dân số của xã, ngoại trừ một số ít giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ xã được tăng cường là người Kinh, còn lại 100% là người dân tộc thiểu số. Xã có 257 hộ, 2.556 khẩu. Sau bao năm phấn đấu bền bỉ, quyết liệt, đến nay xã vẫn có trên 61% tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân năm 2022 chưa đến 20 triệu đồng/người (có lẽ vào diện thấp nhất nước). Nghèo khó, địa hình, khí hậu phức tạp, giao thông khó khăn, “đói ăn vụng, túng làm liều”, biết bao yếu tố xui khiến, nảy sinh tiêu cực. Trước khi tăng cường công an chính quy về xã, Tả Gia Khâu đã có 1 đồng chí công an địa bàn và 6 công an viên phụ trách 6 thôn. Công an địa bàn thường phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau, thời gian gắn với cơ sở ít. Công an viên là người của thôn, bản, phụ cấp thấp, ít có nghiệp vụ chuyên môn, khi giải quyết công việc thường động chạm tới họ hàng, làng bản nên hay nể nang, e ngại, lo bị mất lòng, bị trả thù…

qua.jpg
Tặng thưởng Công an xã Tả Gia Khâu vì có thành tích xuất sắc trong công tác. (Ảnh Mạnh Cường)

Khi xã được bố trí công an chính quy thì việc triển khai nhiệm vụ luôn được thực hiện bài bản, tổ chức chặt chẽ từ thôn, bản đến xã, đến huyện. Đúng như người con của dân tộc Phù Lá - Bí thư Đảng ủy xã Cao Xuân Phà nhận xét: Từ khi có công an chính quy điều động về xã, việc thực hiện pháp luật nghiêm hẳn. Với công an chính quy về xã, điều đầu tiên là người nơi khác đến, không có quan hệ thân tộc nên giải quyết những mâu thuẫn trong Nhân dân thuận lợi hơn. Điều thứ hai là toàn cán bộ trẻ, khỏe, nhiệt huyết, nắm chắc nghiệp vụ, xử lý công việc đúng sai rõ ràng, đúng pháp luật. Thứ ba là sự uy nghiêm trong tác phong, xử lý vụ việc, chỉ nguyên bộ quần áo các anh mặc trong khi thực thi nhiệm vụ hoặc kiểm tra địa bàn đã khiến người dân tin cậy rồi.

eee.jpg
Tặng quà người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Bí thư Phà hồ hởi bảo: Các mô hình công an xã tham mưu, xây dựng như “Thôn, bản bình yên gia đình hạnh phúc” ở thôn Sín Pao Chải; “Tiếng kẻng an ninh” ở thôn biên giới Lao Chải; rồi mô hình “Thôn, bản an toàn về phòng cháy, chữa cháy”, “Thôn không có tệ nạn xã hội, không có tội phạm” ở những thôn khác phát huy hiệu quả. Do vậy, 3 năm qua xã chỉ xảy ra 3 vụ án, các vụ tranh chấp đất đai, tranh chấp nguồn nước, những vụ này đã được xử lý từ gốc. Năm 2022, xã huy động các nơi ủng hộ được 2,4 tỷ đồng xây dựng phòng học, sân trường, gạo cứu đói, đường điện, téc đựng nước, ủng hộ gia đình khó khăn cây trồng, vật nuôi. Năm 2022, Đảng bộ và Nhân dân Tả Gia Khâu đã được Bộ Công an tặng Bằng khen có thành tích trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc...

Rời mảnh đất “khát” Tả Gia Khâu, hành trang chúng tôi mang về ngoài những trải nghiệm, tận mắt chứng kiến sự gian khổ và nỗ lực kiên cường của cán bộ, đồng bào, trong đó có các đồng chí công an tăng cường về cơ sở trên đất mệnh danh “Trường Sa cạn” là cảnh vật bình yên, ăm ắp tình người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Diễn đàn “Đảng với thanh niên - Thanh niên với Đảng”

Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Diễn đàn “Đảng với thanh niên - Thanh niên với Đảng”

Chiều 7/5, Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Diễn đàn “Đảng với thanh niên - Thanh niên với Đảng” và khen thưởng tập thể, đảng viên trẻ tiêu biểu trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng 65 năm thành lập Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh (10/5/1959 - 10/5/2024).

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam

Chiều 7/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam do Tiến sỹ Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Lào Cai.

Đồng bào Lào Cai hướng về Điện Biên Phủ với niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Đồng bào Lào Cai hướng về Điện Biên Phủ với niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Sáng 7/5, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai qua sóng truyền hình trực tiếp, cùng với đồng bào cả nước đã hướng về thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi diễn ra Lễ mít tinh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ với niềm tự hào mãnh liệt. Đó là niềm tự hào về ý chí, tinh thần quyết tâm, dũng cảm khiến dân tộc, đất nước Việt Nam dù nhỏ bé nhưng đã đoàn kết đánh thắng thực dân, đế quốc, tạo ra cơn địa chấn toàn cầu.

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày này 70 năm trước, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ là tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương vững mạnh cho cuộc trường kỳ kháng chiến, giữ vững cầu nối tiếp viện trên tuyến biên giới Việt - Trung và tham gia vận chuyển vũ khí, quân lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Cứ điểm Điện Biên Phủ lọt thỏm trong cánh đồng Mường Thanh với bốn bề là núi non vây quanh như tường thành, chỉ nhìn vào đó thôi đã thấy bộ máy chiến tranh của thực dân của Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ chuyên nghiệp, khôn ngoan đến mức nào. Nhưng sự chủ quan về một pháo đài “bất khả xâm phạm” trong Kế hoạch Nava đã nhận lấy thất bại thảm hại trước tinh thần quật cường, ý chí mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trước sự thôi thúc về nhu cầu giải phóng giành độc lập, tự do.

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

fb yt zl tw