Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phát huy vai trò của tổ chức đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò của tổ chức đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tổ chức đảng ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng phát huy vai trò là hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với Nhân dân.

Trời lất phất mưa, nhưng trên triền chè đã đến kỳ thu hái, vợ chồng chị Lù Thị San, thôn Pạc Ngam, xã Nấm Lư (huyện Mường Khương) vẫn cặm cụi thu hoạch những búp non. Chăm sóc chè suốt mấy năm qua, sau những lứa thu rải rác, hôm nay cây chè mới bắt đầu trở thành nguồn thu chính cho gia đình chị.

Chị San tâm sự, gia đình chị thuộc hộ nghèo, trước đây khi chưa trồng chè, khu vực này chỉ trồng ngô, lúa với những vụ mùa bấp bênh do khí hậu khắc nghiệt. Gia đình chị mong mỏi tìm hướng thoát nghèo nhưng vẫn loay hoay chưa tìm được cây trồng, vật nuôi phù hợp. Cách đây vài năm, khi nghe cán bộ, đảng viên của thôn triển khai chủ trương của huyện, xã, được tuyên truyền, vận động và hướng dẫn, gia đình chị San đăng ký trồng chè.

2.jpg

Cùng chúng tôi đến nương chè của bà con trong thôn, Bí thư Chi bộ thôn Pạc Ngam - Lù Thị Rích cho hay, thôn hiện có 98 hộ, hơn 470 nhân khẩu, trong đó đồng bào Nùng chiếm trên 98%. Năm 2020, khi Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai, chi bộ thôn đã họp, đưa mục tiêu phát triển cây chè vào nghị quyết hằng năm. Chi bộ cũng thống nhất việc phân công nhiệm vụ tuyên truyền, vận động và nêu gương trong việc đưa cây chè vào sản xuất cho các tổ chức đoàn thể, đảng viên phụ trách nhóm hộ. Việc nắm tình hình, tiến độ triển khai, kịp thời tháo gỡ khó khăn cũng được chi bộ họp, đánh giá và thực hiện thường xuyên.

Nhờ đó, bà con trong thôn dần tháo bỏ tâm lý lo lắng, e ngại về tương lai của cây trồng mới. Minh chứng là năm 2020 khi bắt đầu triển khai, cả thôn chỉ có 2 hộ tham gia, mỗi hộ trồng 0,3 ha chè. Đến nay, hầu hết các hộ tham gia, vùng chè ở thôn mở rộng lên 30 ha, nhiều hộ bắt đầu có nguồn thu ổn định và thêm tin tưởng, gắn bó với cây trồng này. Điều đó cho thấy vai trò của tổ chức đảng ở thôn Pạc Ngam trong việc đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.

3.jpg

Cụm thôn Mo, xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên) là nơi sinh sống của gần 200 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Mông chiếm phần lớn. Nhằm tiếp nguồn lực để người dân ở đây vươn lên, Huyện ủy Bảo Yên ban hành kế hoạch xây dựng mô hình dân vận khéo “Hỗ trợ sinh kế, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc” tại địa bàn này.

Thực hiện kế hoạch, Đảng ủy xã tổ chức họp, phân công cụ thể từng nội dung, phần việc; tổ chức nắm tình hình ở cơ sở; tham gia họp, lấy ý kiến người dân các thôn Mo 1, Mo 2 về lựa chọn các cây, con giống phù hợp với thực tế, kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản; tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân trong thực hiện một số nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng. Kế hoạch hỗ trợ triển khai ở nhiều lĩnh vực, do vậy, Đảng ủy xã phải chủ động phương án, giải pháp cụ thể để hoàn thành từng nội dung theo thứ tự ưu tiên. Đối với cấp ủy đảng ở 2 thôn Mo 1, Mo 2, Đảng ủy xã quán triệt, yêu cầu các chi bộ phát huy vai trò lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các chi hội, đoàn thể ở thôn; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng mô hình, đáp ứng nguyện vọng của người dân.

5.jpg

Đây chỉ là 2 minh chứng cho thấy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, có trên 66% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh hiện có 138/152 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; có 326 tổ chức cơ sở đảng (gồm 198 đảng bộ cơ sở, 128 chi bộ cơ sở), 1 đảng bộ bộ phận và hơn 2.200 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số.

Ông Ngô Hữu Quý, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đánh giá, trong những năm qua, các tổ chức đảng vùng dân tộc thiểu số đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Cấp ủy các cấp đã chỉ đạo tập trung đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, sản xuất và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tổ chức đảng ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng phát huy vai trò là hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi diện mạo của địa phương, nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào các dân tộc.

4.jpg

Để phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, cấp ủy các cấp cần thường xuyên củng cố, kiện toàn, sắp xếp các tổ chức đảng vùng dân tộc thiểu số phù hợp với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy viên cơ sở, nhất là bí thư cấp ủy. Đồng thời lựa chọn, phân công cấp ủy cấp trên am hiểu phong tục, tập quán vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo các mặt hoạt động tại các tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Lựa chọn đảng viên có uy tín, năng lực để làm bí thư chi bộ thôn, bản, tổ dân phố; từng bước nâng cao tỷ lệ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

Cùng với đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề của cấp ủy đảng các cấp. Thực hiện nghiêm quy định về phân công cấp ủy viên các cấp theo dõi, phụ trách cơ sở nắm tình hình tổ chức cơ sở đảng, chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, đảng viên theo dõi, phụ trách hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đã khắc phục được điểm sạt lở tại Tả Gia Khâu, thông tuyến đường Mường Khương sang huyện Si Ma Cai

Đã khắc phục được điểm sạt lở tại Tả Gia Khâu, thông tuyến đường Mường Khương sang huyện Si Ma Cai

Chiều 11/9, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang, các lực lượng đã nỗ lực sử dụng phương tiện để khắc phục điểm sạt lở tại địa bàn xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương trên tuyến đường Quốc lộ 4 từ huyện Mường Khương sang huyện Si Ma Cai.

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

“Tuấn ơi cố lên”, “Tuấn ơi bám chặt dây vào”, “Đừng bỏ cuộc Tuấn ơi”, “Cố lên chú bộ đội ơi, sắp được rồi”… Hàng trăm câu nói động viên của người dân, đồng đội vẫn in hằn trong tâm trí người quân nhân trẻ tuổi, là “liều thuốc” tinh thần to lớn để Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn, sinh năm 1994, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Lào Cai vượt qua lằn ranh sinh tử, bình an trở về trong vòng tay yêu thương, niềm vui của đồng đội, gia đình và người dân địa phương.

[Ảnh] Vượt rừng đưa nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân vùng lũ Si Ma Cai

[Ảnh] Vượt rừng đưa nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân vùng lũ Si Ma Cai

Ngày 11/9, huyện Si Ma Cai bị cô lập bởi tuyến đường từ huyện Bắc Hà lên và từ Mường Khương sang đều có nhiều điểm bị sạt lở, các phương tiện không thể lưu thông. Trong buổi chiều cùng ngày, hàng chục người gồm bộ đội, công an, thanh niên, cán bộ huyện Si Ma Cai và Mường Khương đã vượt đường rừng vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào Si Ma Cai.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường đến vùng bị cô lập Nậm Tông chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường đến vùng bị cô lập Nậm Tông chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn

Sáng 11/9, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dùng ca nô để qua sông Chảy, sau đó đi bộ gần 4 giờ đường rừng để tiếp cận thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà) - nơi xảy ra sạt lở đất làm 18 người chết và mất tích.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ đạo khắc phục hậu quả sạt lở đất tại Làng Nủ

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ đạo khắc phục hậu quả sạt lở đất tại Làng Nủ

Sáng 11/9, các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, lãnh đạo huyện Bảo Yên đã có mặt tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sạt lở đất, tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp.

Công tác cứu hộ, cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai)

Công tác cứu hộ, cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai)

Thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã gánh chịu hậu quả nặng nề do mưa lũ, sạt lở (ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3). Con số thiệt hại và thương vong ngày càng lớn. Phóng viên Báo Lào Cai đã tiếp cận hiện trường vụ sạt lở và cập nhật thông tin tới quý vị và các bạn!

Cập nhật tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Cập nhật tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tính đến sáng 12/9, trên địa bàn tỉnh đã thông tuyến được Quốc lộ 70, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 4 (đoạn từ Mường Khương đi Si Ma Cai), Quốc lộ 4E (Bắc Hà đi Bảo Nhai). Tuy nhiên, vẫn còn đoạn Quốc lộ 279 (Bảo Hà – Phố Ràng), đoạn Quốc lộ 4E (Bát Xát đi A Mú Sung), đoạn Quốc lộ 279 (Văn Bàn – Minh Lương) chưa thông tuyến. Cùng với đó, trên các tuyến Tỉnh lộ 151, 152, 153, 154, 155, 156, 156B, 160, 162 có nhiều vị trí bị sạt lở, ngập nước, gây ách tắc giao thông.

Triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn, vận hành đập thủy điện trên địa bàn tỉnh

Triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn, vận hành đập thủy điện trên địa bàn tỉnh

Triển khai ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về thủy điện Thác Bà; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác vận hành, quản lý, xả lũ của các nhà máy thủy điện… là những nội dung chỉ đạo trong Công điện số 13 ngày 10/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn, vận hành đập thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

fbytzltw