Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Đi làm thuê, về làm chủ

Đi làm thuê, về làm chủ

Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, trình độ học vấn, tập quán sinh hoạt… nhiều người lao động ở Lào Cai khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã học được tính kỷ luật, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, điều hành của nước bạn. Trong hành trình tìm kiếm ước mơ “đi làm thuê, về làm chủ”, bên cạnh số tiền tiết kiệm, nhiều người trong số đó đã chọn cho mình con đường khởi nghiệp khi trở về.

..png
2.png

Xã Lùng Vai (huyện Mường Khương) là một trong những địa phương có nhiều lao động đã và đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Chị Chảo Ngà Mùi, sinh năm 1998 ở thôn Gốc Gạo, xã Lùng Vai kể: Được cán bộ xã tư vấn, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định 1722 của Thủ tướng Chính phủ, được hỗ trợ kinh phí học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức, khám sức khỏe, cấp visa, vay vốn… nên tôi quyết định đăng ký tham gia.

3.png

Năm 2018, chị Chảo Ngà Mùi sang Hàn Quốc làm việc cho một công ty chuyên sản xuất, chế biến rau, salad… với mức lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền tăng ca. Chị được công ty tạo điều kiện về nơi ăn ở, sinh hoạt. Nhiều đồng nghiệp ở nước bạn cũng nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ trong công việc và cuộc sống, giúp chị hiểu hơn về văn hóa và con người xứ sở kim chi.

Sau thời hạn 4 năm 10 tháng làm việc ở Hàn Quốc, chị Mùi quyết định trở về Việt Nam với số tiền tích lũy khoảng 2,5 tỷ đồng. Với số vốn có được, chị Mùi đã mua 1 mảnh đất ở nơi mình sinh ra và lớn lên. Chị đang chuẩn bị mở trang trại trồng và chế biến rau sạch theo quy trình công nghệ của Hàn Quốc ngay tại xã Lùng Vai.

Chị Chảo Ngà Mùi tâm sự: Công việc chính của tôi khi làm việc ở Hàn Quốc là trồng, chăm sóc, chế biến và đóng gói rau sạch. Thời gian làm việc ở nước ngoài đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc rau. Tôi đã ấp ủ dự định khi trở về quê hương sẽ khởi nghiệp với mô hình trồng rau sạch theo quy trình công nghệ cao.

Đi làm thuê.png

Chính kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được ở nước bạn, cùng số vốn tích lũy, đã giúp chị Chảo Ngả Mùi tự tin hơn trong cuộc sống và sẵn sàng tham gia lao động, khởi nghiệp tại địa phương.

,,.png
7.png

Sau gần 11 năm lao động tại Hàn Quốc, làm việc trong ngành đóng tàu biển, anh Nguyễn Ngọc Anh (sinh năm 1983, ở thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng) trở về Việt Nam sống và hiện thực hóa ước mơ làm kinh doanh. Từ thợ đóng tàu biển, nay anh Ngọc Anh đã trở thành ông chủ của 4 ki-ốt kinh doanh ăn uống ngay tại chợ trung tâm thị xã Sa Pa sầm uất.

Gia đình khó khăn, lại đông anh em, anh Ngọc Anh đã lựa chọn con đường đi xuất khẩu lao động. Cuối năm 2011, anh trúng tuyển hợp đồng làm việc ngành đóng tàu biển tại Hàn Quốc với mức lương khởi điểm 30 triệu đồng/tháng. Với sự chăm chỉ, luôn cầu thị trong công việc, anh tiếp tục được công ty đào tạo nâng cao tay nghề. Có thời điểm, mức lương cao nhất mà anh được chi trả là hơn 60 triệu đồng/tháng. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, anh tích lũy được hơn 4 tỷ đồng.

8.png

Anh Ngọc Anh cho biết, chính tính kỷ luật và đề cao lợi ích tập thể khi làm việc đã giúp bản thân anh tự rèn luyện sự chu đáo, cẩn thận, làm việc hết mình để hoàn thành công việc được tốt nhất. Với số tiền tích lũy được, anh đã đầu tư 4 ki-ốt kinh doanh ăn uống (trị giá hơn 2 tỷ đồng) tại chợ trung tâm thị xã Sa Pa. Mỗi tháng, anh thu lãi khoảng 30 triệu đồng từ công việc này.

Thấy rõ lợi ích của việc đi lao động có thời hạn ở nước ngoài nên con trai của anh Ngọc Anh là Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 2005) sau khi tốt nghiệp THPT cũng làm hồ sơ đi làm việc tại Hàn Quốc. Dưới sự định hướng của bố, Dũng cho biết sẽ lựa chọn làm việc ở ngành chế tạo sản xuất hoặc lắp ráp phụ tùng. Đó là những ngành nghề không quá vất vả nhưng đem lại thu nhập khá.

,...png
Đi làm thuê (2).png

Ngôi nhà xây kiểu biệt thự với nhiều tiện nghi hiện đại bên trong trị giá hàng tỷ đồng là thành quả sau nhiều năm lao động chăm chỉ tại Hàn Quốc của anh Trần Văn Kiều ở xã Bản Sen (huyện Mường Khương).

Năm 2015, anh Kiều đi lao động tại Hàn Quốc. Nhờ công việc phù hợp, lại chịu khó nên mỗi tháng trừ các khoản chi phí, anh có thể gửi về gia đình gần 70 triệu đồng. Trở về nước sau 5 năm đi lao động ở nước ngoài, anh Kiều không chỉ thanh toán hết tiền vay ngân hàng mà còn xây được ngôi nhà khang trang, đầu tư mô hình phát triển kinh tế. Thấy lao động có thời hạn ở nước ngoài mang lại nhiều đổi thay cho gia đình nên năm 2020, anh tiếp tục đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc với ngành nghề xây dựng để có thêm tích lũy, sau này trở về đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

Đi làm thuê (3).png

Có cuộc sống sung túc, viên mãn, con cái được học tập trong điều kiện tốt nhất có thể, chị Bình bày tỏ niềm vui, hạnh phúc. Ngoài căn nhà mới xây tại xã Bản Sen, hiện tại, vợ chồng anh chị đang xây thêm 1 căn nhà ở thành phố Lào Cai. Dự định, trong vài năm tới, khi anh Kiều về nước, cả gia đình sẽ chuyển ra thành phố Lào Cai sinh sống, thuận lợi cho việc kinh doanh của gia đình và học tập của các con.

Vượt qua số phận, khẳng định bản thân và tự trang bị kỹ năng và công việc sau khi đi lao động ở nước ngoài, những người như chị Chảo Ngà Mùi, anh Nguyễn Ngọc Anh, anh Trần Văn Kiều và nhiều lao động đang làm việc ở nước ngoài đã xây dựng được tâm thế, tác phong, trình độ làm việc cho bản thân để hướng đến mục tiêu cao hơn, xa hơn là “đi làm thuê, về làm chủ”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw