Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chuyện về Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II

Chuyện về Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II

Những câu chuyện về Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II năm xưa đã nối dài trang sử vẻ vang, tô thắm truyền thống yêu nước của Nhân dân các dân tộc Lào Cai trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày tháng Tư lịch sử khiến hình ảnh và những ký ức một thời trở đi trở lại trong tâm trí cựu chiến binh Nguyễn Cảnh Hưng. Trong ngôi nhà bày biện tiện nghi giản dị ở phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai), người cựu chiến binh sinh năm 1952 lần giở những tài liệu mà ông lưu giữ bao năm qua về tháng ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ.

hl2.jpg

Ông kể: Năm 1968, trong khí thế cách mạng sục sôi, tôi mới 16 tuổi nhưng đã khai thành 18 để đủ tuổi lên đường nhập ngũ, tham gia vào Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II. Trước đó, tôi chỉ nghe chuyện về chiến trường khốc liệt qua lời kể, chưa hiểu hết gian khó ra sao song vẫn quyết tâm xung trận.

Tháng 9/1969, khi đơn vị của ông đang đóng quân ở tỉnh Tây Ninh, Mỹ thả loạt bom vào khu vực chỉ huy tiểu đoàn. Giữa màn bom đạn ác liệt, tận mắt chứng kiến đồng đội hy sinh, ông càng thấm hơn sự khốc liệt của chiến tranh, nhìn rõ lằn ranh sinh tử.

Theo lời ông Hưng, tám năm ròng ông tham gia kháng chiến không có điều kiện để gửi một lá thư về quê, không một ngày phép. Cha mẹ ông vò võ ngóng trông, thậm chí có lúc nghĩ đến tình huống xấu nhất là ông đã hy sinh. Tám năm ấy là quãng thời gian quá lâu với người thân của ông Hưng và cũng là những ngày tháng ông nếm trải biết bao trận mưa bom, bão đạn.

hl3.jpg

Trong những câu chuyện về cuộc chiến đấu, về Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II huyền thoại, chúng tôi còn được gặp cựu chiến binh Hoàng Văn Chài, dân tộc Tày (sinh năm 1950), trú tại thôn Thác, xã Cam Đường (thành phố Lào Cai).

Ông Chài kể, năm 1968, ông cùng gần 500 thanh niên Lào Cai lên đường nhập ngũ, sau thời gian huấn luyện tại tỉnh, Tiểu đoàn hành quân và tham gia chiến đấu ở mặt trận Tây Ninh. Năm 1972, trong một lần đi tiếp tế tải đạn, ông Chài cùng đồng đội bị địch phục kích, trận pháo kích đó khiến ông bị nát bàn tay, gãy xương cánh tay phải, vỡ xương chậu. Bị thương nặng nên ông Chài được đưa về tuyến sau, điều dưỡng tại Vĩnh Phúc trước khi ra quân.

hl4.jpg

Chiến trận đã ám ảnh ông Chài suốt bao năm tháng qua. Rất nhiều đêm chiến trường hiện rõ trong những giấc mơ của ông, đó là những hình ảnh về đồng đội, về khói lửa bom đạn quân thù. Ông Chài may mắn hơn nhiều đồng đội là được trở về quê hương nhưng mỗi khi trở trời vết thương lại nhức nhối, người thương binh hạng 2/4 ấy lại bùi ngùi nhớ về đồng đội.

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, đã có hàng nghìn thanh niên Lào Cai lên đường nhập ngũ, chi viện cho chiến trường miền Nam thân yêu. Nhiều thanh niên chưa đủ tuổi nhập ngũ vẫn viết đơn tình nguyện vào bộ đội, có lá đơn viết bằng máu để xung phong đi cứu nước. Gần 500 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II sau thời gian huấn luyện bắt đầu lên đường, vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu.

hl5.jpg

Lịch sử Lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai (1948 - 2018) ghi: “Suốt 5 tháng hành quân bộ mang vác nặng, đường dài, Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II đã vào đến chiến trường B2, B4 với quân số đạt 98%. Với thành tích lớn lao đó, Bộ Tư lệnh mặt trận đã tặng Bằng khen cho đơn vị và gửi điện biểu dương Quân khu Việt Bắc cũng như quân và dân Lào Cai đã có thành tích xuất sắc trong việc giáo dục, rèn luyện ý chí chiến đấu cho lực lượng vũ trang địa phương”.

Trên các chiến trường, con em các dân tộc tỉnh Lào Cai đã dũng cảm chiến đấu chống quân thù. Có đến 60% cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II được tặng bằng khen, giấy khen, Huy hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ”.

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, những người con của Lào Cai có tên trong danh sách Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II năm xưa có người đã nằm lại nơi chiến trường, “thấm máu xương vào đất mẹ”, có người trở về với vết thương trên cơ thể.

Những câu chuyện của người lính Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II năm xưa đã nối dài trang sử vẻ vang, tô thắm truyền thống yêu nước của Nhân dân các dân tộc Lào Cai trong một phần chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những câu chuyện của cựu chiến binh Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II là bài học vô giá, vừa có tính giáo dục vừa truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ biết trân trọng giá trị lịch sử, yêu chuộng hòa bình, quê hương, đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.

fb yt zl tw