Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Cán bộ quản lý tâm huyết

Cán bộ quản lý tâm huyết

26 năm công tác, trong đó có 10 năm làm cán bộ quản lý, thầy giáo Đỗ Hải Tùng được biết đến là người luôn tâm huyết với công việc.

Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1998, thầy Tùng được phân công tác tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai. Thời điểm này, thầy Tùng là giáo viên dạy tiếng Anh đầu tiên và duy nhất của Trung tâm, cũng là “của hiếm” của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, nhu cầu đào tạo, lấy chứng chỉ Ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Trung) của cán bộ, công chức, viên chức và người dân rất lớn. Do vậy, Trung tâm đã xác định Ngoại ngữ và Tin học là lĩnh vực đào tạo “mũi nhọn”, trọng tâm, đồng nghĩa với việc đòi hỏi thầy Tùng phải nỗ lực hơn rất nhiều. Vượt qua những khó khăn về đội ngũ, thầy Tùng đã tham mưu cho Ban Giám đốc nhiều giải pháp để tổ chức đào tạo môn Ngoại ngữ đạt hiệu quả. Từ năm 2003 - 2012, thầy Tùng cùng các giáo viên bộ môn Ngoại ngữ đã có nhiều đổi mới về phương pháp, đưa Trung tâm trở thành địa chỉ đào tạo, cấp chứng chỉ Ngoại ngữ uy tín, chất lượng trên địa bàn tỉnh.

z6034485782392-ce13271b87b165963d202a52f85fad2b.jpg

Năm 2004, thầy Tùng được bổ nhiệm giữ vụ Phó Trưởng phòng, sau đó là Trưởng phòng liên kết đào tạo, với kỳ vọng, từ kinh nghiệm thực tế sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm giải pháp mở rộng quy mô, năng lực đào tạo. Thầy Tùng đã dành thời gian đi thực tế, trao đổi, nắm nhu cầu đào tạo của xã hội, trên cơ sở đó tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm tổ chức liên kết với các trường đại học trong nước, như Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm Hà Nội… Từ năm 2006 - 2010, mỗi năm tại Trung tâm mở 20 lớp đào tạo đại học (khoảng 2.000 học viên/năm) với nhiều chuyên ngành ngoài sư phạm mà xã hội đang cần, như kinh tế, luật, xây dựng, thủy lợi…

Năm 2014, thầy Tùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm. 10 năm làm quản lý, thầy Tùng cùng với Ban Giám đốc Trung tâm trăn trở, tìm tòi hướng đi mới, bởi sự cạnh tranh giữa các trường, cơ sở đào tạo trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề, nhất là liên kết đào tạo trình độ đại học ngày càng gay gắt, chưa kể phương thức đào tạo ngày càng đa dạng, thuận lợi cho người học, như đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến. “Chúng tôi đã chủ động rà soát, phân tích, đánh giá đúng, sát thực tế nhu cầu đào tạo của xã hội để có sự chuyển đổi lĩnh vực đào tạo cho phù hợp. Do vậy, mặc dù cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo ngày càng gay gắt nhưng Trung tâm vẫn duy trì quy mô đào tạo hơn 6.000 học sinh, học viên/năm”, thầy Đỗ Hải Tùng chia sẻ.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lực người trẻ Việt Nam ở nước ngoài đang trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ trong nước. Họ được ví như những “cánh chim” tri thức, mang trong mình tinh hoa khoa học công nghệ thế giới và một trái tim luôn hướng về Tổ quốc, góp phần tạo cầu nối quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

fb yt zl tw