Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Tăng cường cưỡng chế thu hồi nợ thuế

Tăng cường cưỡng chế thu hồi nợ thuế

Mặc dù “cực chẳng đã” nhưng thời gian qua, Cục Thuế tỉnh buộc phải sử dụng biện pháp cưỡng chế tiền nợ thuế nhằm tăng số thu cho ngân sách nhà nước, cũng như không để nợ dây dưa, kéo dài, hạn chế nợ mới phát sinh.

Theo tổng hợp của Cục Thuế tỉnh, số nợ thuế tính đến hết tháng 4/2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023. Số nợ thuế tăng chủ yếu thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, nợ tiền sử dụng đất của các doanh nghiệp đã trúng đấu giá nhưng chưa đủ nguồn lực tài chính để nộp vào ngân sách nhà nước.

z5475394797319_8527a5f2966a8e259083ec3b775cbd11.jpg

Bà Dương Thị Thu Hằng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế được đơn vị thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế 2019, thậm chí có những trường hợp phải áp dụng biện pháp “mạnh tay” như tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Thực tế, từ đầu năm đến nay, Cục Thuế tỉnh đã tổ chức 2 hội nghị với người nộp thuế có số nợ lớn thuộc các nhóm, ngành như khai thác khoáng sản, bất động sản, thủy điện và ngành khác để tiếp nhận phản ánh những khó khăn, vướng mắc liên quan đến sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước. Cùng với đó, Cục Thuế tỉnh tham mưu với UBND tỉnh tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn và đôn đốc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

z5475072619283_57e97085c20a42b6b6de8e92eda32d95.jpg

Hằng tháng, đơn vị ban hành thông báo yêu cầu nộp tiền thuế còn nợ và các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tiếp theo sẽ được áp dụng để người nộp thuế biết; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép khai thác đối với trường hợp nợ thuế quá thời hạn quy định; ban hành các văn bản phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, các ban quản lý dự án, ngân hàng thương mại và các sở, ngành liên quan (xác minh thông tin về tài sản) để phối hợp thu hồi nợ thuế khi chuyển nhượng dự án, gia hạn giấy phép khai thác, đóng cửa mỏ.

Song song với các biện pháp “cứng”, Cục Thuế tỉnh cũng tích cực thực hiện và phối hợp thực hiện khoanh nợ, xóa nợ đối với người nộp thuế đủ điều kiện.

z5475072550570_7acf50c4aadc3e63ab3ba4ed6abd494f.jpg

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Thuế tỉnh đã ban hành 30.000 lượt thông báo tiền thuế nợ đối với người nộp thuế. Đặc biệt, để cưỡng chế thu hồi nợ thuế, Cục Thuế tỉnh đã trích tiền từ tài khoản (825 lượt); thông báo ngừng sử dụng hóa đơn (74 lượt); thông báo tạm dừng xuất - nhập cảnh lũy kế 31 trường hợp; đề nghị thu hồi giấy phép đối với 1 đơn vị; công khai thông tin nợ thuế đối với hơn 200 lượt người nộp thuế. Với những giải pháp trên, Cục Thuế tỉnh bước đầu thu hồi được số tiền nợ thuế nhất định của người nộp thuế.

Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định 7 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nợ thuế:

1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản.

2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

3. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu.

4. Ngừng sử dụng hóa đơn.

5. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật.

6. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

7. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Mặc dù đã đạt một số kết quả nhưng công tác cưỡng chế thu hồi nợ thuế vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh, đóng mã số thuế hoặc không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản nợ thuế.

Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19; hoạt động xuất - nhập khẩu trên địa bàn tỉnh chưa có bước đột phá; thời tiết bất lợi trong những tháng đầu năm làm giảm sản lượng phát điện… dẫn đến các doanh nghiệp trên địa bàn mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đáo hạn, như vay ngân hàng, nợ bảo hiểm; không có khả năng thu hồi nợ từ các đối tác dẫn đến không có khả năng thanh toán tiền nợ thuế. Hơn nữa, không ít doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, tạm ngừng hoạt động. Mặc dù Cục Thuế tỉnh đã áp dụng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn nhưng vẫn không thu hồi được nợ thuế, tiền chậm nộp đối với nhiều doanh nghiệp.

Đa số người nộp thuế trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh nên khả năng tự cân đối tài chính, doanh thu, thu nhập, đầu ra sản phẩm... gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, nguồn vốn vay ngân hàng và tổ chức khác chiếm tỷ trọng lớn, khi không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã ngừng, nghỉ hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh nên rất khó truy tìm.

Ngoài ra, hiện việc quy định đăng ký thành lập doanh nghiệp dễ dàng, thuận tiện, dẫn đến có những trường hợp mượn căn cước công dân để thành lập doanh nghiệp mặc dù không có tài sản đảm bảo, khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả sẽ chây ỳ, nợ thuế...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của Chính phủ.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Chiều 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) tới 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, sáng 26/7, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) đã diễn ra. Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị đã được nghe báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2023, tỉnh Lào Cai đạt 67,38 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố, giảm 15 bậc so với năm 2022 (11/63). Bên cạnh đó, xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI 2023) lần thứ hai được VCCI công bố, Lào Cai xếp ngoài top 30.

Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Quý II/2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) mặc dù cao hơn quý II/2023 và quý I/2024 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước. Để thấy được nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng GRDP của tỉnh trong quý II thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

fbytzltw