Văn Yên được mùa sắn

YBĐT - Vụ sắn năm 2007, nông dân các xã trong huyện Văn Yên (Yên Bái) trồng được 5.850 ha; trong đó, sắn công nghiệp trồng được trên 5.350 ha, tăng trên 1.398 ha so vụ sắn năm trước.

Mưa phùn do ảnh hưởng của bão số 7 làm cho đất trên những đồi sắn cao sản mềm hơn, như chiều lòng các hộ nông dân huyện Văn Yên vào vụ thu hoạch sắn. Đi trên tuyến đường Yên Bái - Khe Sang qua các xã Yên Hưng, Yên Thái, Mậu Đông, Đông Cuông, Quang Minh, An Bình... đến đâu chúng tôi cũng gặp bà con đang khẩn trương thu hoạch sắn cao sản.

Trên các ngả đường vào những đồi sắn, cán bộ, công nhân Nhà máy Sắn Văn Yên và các thương lái trong, ngoài tỉnh tấp nập đi thu mua sắn củ cho nông dân, báo hiệu thêm một năm Văn Yên lại được mùa sắn!

Anh Nguyễn Trung Hiền - Trưởng phòng Kinh tế huyện đưa chúng tôi đi thăm những đồi sắn bà con đang thu hoạch, phấn khởi nói: “Chưa năm nào, Văn Yên lại được mùa sắn như năm nay. Từ năm 2004 trở lại đây, năm nào huyện cũng duy trì ổn định diện tích trên 4.000 ha sắn cao sản, sản lượng đạt trên 100 ngàn tấn, bảo đảm đủ nguyên liệu cung ứng cho Nhà máy chế biến tinh bột Sắn..."

Vụ sắn năm 2007, nông dân các xã trong huyện trồng được 5.850 ha; trong đó, sắn công nghiệp trồng được trên 5.350 ha, tăng trên 1.398 ha so vụ sắn năm trước. Từ đầu tháng 10, bà con một số xã trong huyện đã bắt đầu thu hoạch sắn, bán cho nhà máy và các thương lái. Đến thời điểm này, các hộ dân đã thu hoạch được trên 12% diện tích, năng suất bình quân ước đạt 26,1 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 146 ngàn tấn.

 Văn Yên được mùa sắn ảnh 1

Hiện nay mỗi ngày Nhà máy Sắn Văn Yên cho thu mua từ 180 - 200 tấn sắn cho nông dân đưa vào chế biến.

Dừng chân bên đồi sắn của gia đình ông Chu Văn Co, ở thôn Khe Giềng, xã Quang Minh để tìm hiểu chuyện trồng, tiêu thụ sắn công nghiệp của bà con nông dân trong xã. Ông Co vừa nhổ những khóm sắn lên khỏi mặt đất, vừa kể: “Tôi trồng sắn cao sản, vụ này là vụ thứ 4 rồi. Trước đây, 2 ha đất đồi gia đình chỉ canh tác lúa nương và ngô, năng suất thấp,  ruộng lại ít, nên không đủ lương thực để ăn..".

Từ khi có cây sắn cao sản về Văn Yên, gia  đình ông Co và nhiều hộ khác trong xã đã chuyển sang trồng sắn cao sản, bán cho nhà máy, mỗi năm thu nhập được từ 20- 25 triệu đồng, riêng năm nay, sắn được giá thì cũng thu được trên 30 triệu, trừ chi phí đi lãi được trên 20 triệu.

Vụ sắn năm nay, xã Quang Minh trồng được 630 ha sắn cao sản, năng suất đạt khoảng 21 tấn/ha, sản lượng đạt 11.600 tấn; hầu hết các hộ dân trong xã đều bán cho cán bộ nhà máy về xã thu mua. Nhờ trồng sắn cao sản mà đời sống của nhiều hộ nông dân ở Quang Minh nói riêng và các xã trong vùng quy hoạch nguyên liệu của huyện Văn Yên đã khá giả hơn. Họ đã mua sắm được ti vi, giường tủ, xe máy; trâu, bò về chăn nuôi... Không chỉ những hộ trồng sắn có đời sống khá giả hơn mà nhiều hộ nông dân làm lò sấy sắn cũng có thu nhập khá cao.

Từ xã Yên Hưng lên tới xã An Bình (theo đường Yên Bái- Khe Sang) phải có tới trên 300 lò sấy sắn khô đang cùng với nhà máy thu mua tiêu thụ sắn củ cho các hộ dân trồng sắn. Chị Hà Thị Ngọ- một chủ lò sấy sắn ở xã Mậu Đông tâm sự: “ Vụ sắn năm 2006, tôi đầu tư lò hơi sấy sắn khô không được nhiều lắm, mỗi ngày chỉ sấy được trên 600 kg sắn tươi. Năm nay, chuyển sang đầu tư lò sấy bằng than hết 10 triệu đồng, hiện nay, mỗi ngày thu mua khoảng từ 3- 4 tấn sắn tươi với giá từ 800- 850 đồng/kg, băm lát sấy bán cho các thương lái ở các tỉnh dưới xuôi lên thu mua. Từ đầu vụ đến nay gia đình tôi đã sấy bán được gần 13 tấn sắn khô, trừ chi phí tiền mua than và công băm, sấy sắn mỗi ngày cũng lãi được từ 500- 600 ngàn đồng”.

Với sản lượng dự ước trên 146 ngàn tấn sắn củ tươi, thì vụ sắn năm nay, nông dân ở Văn Yên sẽ có thu nhập từ trồng sắn trên 100 tỷ đồng, đây còn là niềm vui của hàng nghìn hộ nông dân ở Văn Yên vì đã giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động làm dịch vụ tiêu thụ sắn có thu nhập từ 30- 40 ngàn đồng/ ngày.

Tại Nhà máy Sắn Văn Yên cán bộ, công nhân cũng đang tích cực thu mua sắn về chế biến tinh bột. Anh Bùi Văn Bân- Phó giám đốc Nhà máy cho biết: “Nhà máy bắt đầu thu mua sắn cho bà con nông dân từ ngày 12/10, bình quân mỗi ngày, thu mua cho dân từ 180- 200 tấn củ sắn tươi với giá 800- 870 đồng/kg đưa vào chế biến tinh bột. Hiện nay, Nhà máy đang đầu tư mở rộng thêm 1 dây chuyền nghiền tinh bột sắn trị giá trên 30 tỷ đồng, công suất 100 tấn củ sắn tươi/ngày, dự kiến, tháng 1/2008 sẽ đưa dây chuyền mới vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân...”.

Cây sắn cao sản đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Văn Yên, song đó chỉ là lợi ích trước mắt, còn về lâu dài trồng sắn nếu không kiểm soát tốt quy hoạch sẽ làm cho đất bạc màu, sau này khó có thể trồng được các loại cây khác. Chính vì vậy, huyện Văn Yên đang  nhân rộng mô hình canh tác sắn trên đất dốc và quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu, không để phải giải bài toán cải tạo đất bạc màu do trồng sắn không kiểm soát được gây ra trong vài năm tới.

Trường Phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw