Tu sửa cấp thiết ba tòa Thái miếu ở Lam Kinh

Tu sửa cấp thiết ba tòa Thái miếu ở Lam Kinh ảnh 1

Khu di tích Lam Kinh, Thanh Hóa. (Ảnh: Khu di tích Lam Kinh)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 2384/VHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu sửa cấp thiết ba tòa Thái miếu thuộc Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Văn bản nêu rõ, Bộ thỏa thuận Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu sửa cấp thiết mái ba tòa Thái miếu số 4, 5, 6 thuộc Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh với nội dung: Lợp lại ngói (ngói lót và ngói mũi hài); thay thế, bổ sung phần diềm mái bị hỏng; tu bổ bờ mái, con giống, bổ sung con giống bị mất; chống mối xung quanh các công trình.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý địa phương bổ sung biện pháp kỹ thuật che, giữ các con giống và các thành phần trang trí bờ nóc, bờ chảy, đao mái; Sử dụng ngói mới phục chế có kích thước, hình dáng giống hệt ngói gốc.

Đồng thời, bổ sung biện pháp vệ sinh, tẩy rêu mốc ngói cũ để tái sử dụng; Bổ sung biện pháp tẩy rêu mốc bờ mái (bờ nóc, bờ chảy, đầu đao…), nên sử dụng phương pháp hóa bảo quản.

Tu sửa cấp thiết ba tòa Thái miếu ở Lam Kinh -0

Bộ cũng lưu ý Thanh Hóa, việc thay mới các thành phần kiến trúc trên mái cần theo nguyên trạng. Tổ chức nghiệm thu vật liệu tu bổ, thay mới về chất lượng, thẩm mỹ trước khi lắp dựng. Hồ sơ cần bổ sung phương án lợp mái để đảm bảo hài hòa giữa phần mái lợp ngói cũ và phần mái lợp ngói mới. Hồ sơ sau tu bổ (hồ sơ hoàn công) hoàn thiện và gửi báo cáo về Cục Di sản văn hóa trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng để theo dõi.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến để UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

fbytzltw