Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế đi lại từ châu Âu, Brazil và Nam Phi

Theo lời khuyên của nhóm y tế về COVID -19 của chính quyền, Tổng thống Biden đã quyết định duy trì các hạn chế đã áp dụng trước đây đối với Khu vực Schengen châu Âu, Anh, Ireland và Brazil.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 25/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh duy trì các hạn chế đi lại do đại dịch COVID-19 đối với hầu hết các nước châu Âu và Brazil, sau khi cựu Tổng thống Donald Trump lùi quyết định này lại chỉ vài ngày trước khi rời nhiệm sở.
Chính quyền ông Biden cũng đang mở rộng các hạn chế đi lại đối với Nam Phi, nơi một biến thể virus corona mới đã xuất hiện.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng: "Theo lời khuyên của nhóm y tế về COVID-19 của chính quyền, Tổng thống Biden đã quyết định duy trì các hạn chế đã áp dụng trước đây đối với Khu vực Schengen châu Âu, Vương quốc Anh, Cộng hòa Ireland và Brazil.”
Bà Jen Psaki nói thêm rằng với việc đại dịch đang ngày càng trầm trọng và nhiều biến thể dễ lây lan hơn, đây không phải là lúc để dỡ bỏ các hạn chế đối với việc đi lại quốc tế. Khu vực Schengen bao gồm 26 quốc gia ở châu Âu.
Động thái của Tổng thống Biden được đưa ra một ngày trước khi các hạn chế do chính quyền cựu Tổng thống Trump ban hành dự kiến chấm dứt.
Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 25/1, bà Psaki nhắc lại các yêu cầu kiểm tra mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đối với du khách quốc tế, khẳng định Chính phủ Mỹ sẽ bắt đầu các cuộc họp giao ban sức khỏe thường xuyên từ ngày 27/1.
Ngoài phần lớn châu Âu, Brazil và hiện nay đối với Nam Phi, Mỹ cũng hạn chế đi lại từ Iran và Trung Quốc.
Các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong do SARS-CoV-2 tiếp tục tăng với tốc độ báo động ở Mỹ, với hơn 3.400 người chết vì virus riêng hôm Chủ nhật vừa qua.
Chính quyền Tổng thống Biden đã thúc đẩy một số phản ứng liên bang đối với đại dịch, bên cạnh việc tăng cường phân phối vắcxin.
(Theo Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Ngày 18/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Chiều nay (18/7), tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn có buổi họp thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các Hội nghị liên quan. Các đoàn ngoại giao, chuyên gia, học giả cùng nhiều hãng truyền thông Indonesia và quốc tế tham dự cuộc họp. 

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Trên những cao nguyên phủ sương của vùng Spa, thuộc khu vực Bérinzenne, nơi được mệnh danh là trái tim xanh của Bỉ, một dự án môi trường quy mô đang dần hình thành, mang theo hy vọng tái thiết hệ sinh thái tự nhiên vốn từng bị can thiệp bởi các hoạt động thoát nước và khai thác.

fb yt zl tw