Thế vận hội mùa Đông 2014 tiêu tốn 51 tỷ USD

Không đa dạng bộ môn như thế vận hội mùa hè, tuy nhiên với quyết tâm quảng bá hình ảnh một cường quốc đang hội sinh, nước Nga biến thế vận hội mùa đông 2014 tại Sochi trở thành thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử.

Nhằm quảng bá hình ảnh nước Nga là một cường quốc đang hồi sinh, Vladimir Putin, một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất thế giới đang tổ chức thế vận hội mùa đông 2014 tại Sochi theo một cách rất riêng. Chính vì lẽ đó, thế vận hội mùa đông lần thứ 22 trong lịch sử này đã trở thành thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử bất chấp sự đa dạng không thể bằng thế vận hội mùa hè.

Với 6 ngàn vận động viên tham gia tranh tài trong 17 ngày liên tiếp, nước Nga đã huy động tới 40 ngàn nhân viên an ninh, 25 ngàn tình nguyện viên, 5 ngàn người phục vụ các nhu cầu thiết yếu để đảm bảo thế vận hội mùa đông diễn ra một cách tưng bừng và an toàn nhất có thể. Đó là một trong những lý do tại sao số tiền được chi ra cho thế vận hội mùa đông 2014 tại Sochi lên đến con số 51 tỷ USD.

Thế vận hội mùa đông gần đây nhất được tổ chức tại London vào năm 2012 chỉ tiêu tốn khoảng một phần ba số tiền mà nước Nga chi cho thế vận hội mùa đông 2014. Không những vậy, ngay cả thế vận hội mùa hè 2008 được tổ chức tại Bắc Kinh, kỳ thế vận hội mà đất nước Trung Quốc đầu tư không tiếc tay để quảng bá hình ảnh ra thế giới cũng “chỉ tiêu tốn” 44 tỷ USD.

Trong suốt thời gian chuẩn bị cho thế vận hội mùa đông 2014, Sochi được ví như một công trường khổng lồ. Điển hình nhất là nước Nga đã chi ra tới 8.7 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường cao tốc, đường sắt và sân bay. Ngoài ra, nước Nga còn chi ra tới 2 tỷ USD nhằm đảm bảo an ninh trong suốt thời gian thế vận hội mùa đông 2014 diễn ra, một con số ngoài sức tưởng tượng nếu so sánh với các thế vận hội mùa đông khác.

Tuy nhiên số tiền mà nước Nga chi ra cho vấn đề an ninh là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Sochi nằm ở vùng đất khá nhạy cảm, gần nơi hoạt động của các nhóm khủng bố cực đoan. Tại kỳ thế vận hội mùa đông lần này sẽ có tổng cộng 98 nội dung tranh tài thuộc 15 môn thể thao mùa Đông.

(Theo Dân Trí)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Joao Pedro - Món quà ngoài mong đợi với The Blues

Joao Pedro - Món quà ngoài mong đợi với The Blues

“Chân ướt chân ráo” đến Chelsea từ Brighton, tiền đạo Joao Pedro cũng chỉ mất 12 ngày để ghi 3 bàn thắng, góp công đưa The Blues đăng quang tại FIFA Club World Cup 2025. Một sự khởi đầu hoàn hảo của tiền đạo trẻ người Brazil.

FIFA sẽ áp dụng luật đá phạt đền mới tại World Cup 2026

FIFA sẽ áp dụng luật đá phạt đền mới tại World Cup 2026

Luật đá phạt đền – vốn tồn tại suốt 134 năm kể từ năm 1891 đang đứng trước nguy cơ thay đổi lịch sử khi FIFA đề xuất áp dụng một hình thức mới tại VCK World Cup 2026. Nếu được thông qua, những cú đá bồi sau khi bóng bật ra từ chấm 11m sẽ chính thức bị loại.

Mái nhà chung cho những giấc mơ huy chương trên đấu trường lớn

Mái nhà chung cho những giấc mơ huy chương trên đấu trường lớn

Sau sáp nhập tỉnh, thể thao thành tích cao Lào Cai bước vào giai đoạn mới với nhiều cơ hội và thách thức. Dù vẫn tập luyện ở hai địa điểm nhưng các huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) luôn chung một mục tiêu đoàn kết, hướng tới những tấm huy chương danh giá, khẳng định vị thế thể thao tỉnh trên đấu trường quốc gia và quốc tế.

Người “truyền lửa” đam mê môn bóng bàn ở Bảo Yên

Người “truyền lửa” đam mê môn bóng bàn ở Bảo Yên

Từ nhiều năm nay, Câu lạc bộ bóng bàn Phố Ràng, xã Bảo Yên đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ. Dưới sự hướng dẫn tận tâm và nhiệt huyết của ông Vũ Ngọc Thanh, nhiều em nhỏ đã được khơi dậy niềm đam mê bóng bàn và tỏa sáng.

U23 Đông Nam Á 2025: AFF tăng cường chống tiêu cực

U23 Đông Nam Á 2025: AFF tăng cường chống tiêu cực

Trước thềm các trận đấu sôi động của Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đang siết chặt các biện pháp phòng chống tiêu cực, trong đó có buổi họp trực tuyến quan trọng với các đội tuyển tham dự, trong đó có cả U23 Việt Nam.

fb yt zl tw