Sông Hồng trong thơ Nguyễn Quang Bích

YBĐT - Sông Hồng. Biết bao thi sĩ đã viết và không mấy ai không nói về sắc đỏ, sắc hồng của sông Hồng với một đặc điểm thật riêng biệt. Thế mà Nguyễn Quang Bích viết đến 4 bài thơ về sông Hồng với cách quan sát, nhận xét thật cụ thể, tinh tế.

Chẳng hạn ở bài "Hồng Giang" (Sông Hồng) thứ nhất, ông miêu tả sông Hồng dài một dải, nước đục, láng như bùn, có thác lớn và sự đi lại bằng thuyền được tính toán khá chi li, cụ thể: "Hồng giang nhất đái thủy như nê/Than thủy huyền lương dũng hạ đê/Khứ lộ bằng phong tam nhật viễn/Quy châu nhật ảnh vị hàm tê (tây)".

 Nguyễn Quang Bích sinh ngày 7.5.1832 tại làng Trình Phố, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay là tỉnh Thái Bình). Ông là một danh tướng trong phong trào Cần Vương. Ông từng lãnh đạo nghĩa quân đóng đại bản doanh ở Nghĩa Lộ - Yên Bái. Không những thế, ông còn là một nhà thơ tiên phong về Tây Bắc. Xin giới thiệu những bài thơ của ông viết về sông Hồng.

 Dịch nghĩa:

"Sông Hồng một dải, nước láng như bùn/Thác đổ dốc như từ trên mái nhà giội xuống/Đường đi thuận gió cũng phải mất hơn ba ngày/Thế mà khi cập bến, phía tây mặt trời chưa gác núi".

Dịch thơ:

"Sông Hồng dài một dải/Nước đục tựa bùn pha/Thác trên cao đổ xuống/Dốc đứng như mái nhà/Kéo buồm lên đón gió/Đi mất ba ngày xa/Thuyền về thuận dòng nước/Mặt trời chưa xế tà".

Ở bài "Hồng Giang" (Sông Hồng) thứ hai, ông tập trung miêu tả cảnh sắc của sông Hồng, lấy cái "son thắm" của sông Hồng để tạo tứ thơ, phát triển ra toàn bài, tạo ra nét khác biệt với mọi sông suối khác:

"Vạn phái thanh khê thử độc thù/Hồng giang giang thượng thủy như châu/Duyên giang lưỡng ngạn sa giai xích/Ao chử tuyền lưu, nhất dạng câu".

Dịch nghĩa:

"Hàng vạn dòng khe đều trong, riêng dòng này là khác hẳn/Sông Hồng, nước sông sắc thắm như son/Dọc theo đôi bờ, toàn là cát đỏ/Vũng, bãi, suối và nhánh cũng đều một màu như thế".

Dịch thơ:

"Vạn suối trong, riêng khác một dòng/Nước như son thắm gọi sông Hồng/Dọc bờ cát mịn màu tươi đỏ/Bến bãi sông ngòi cũng sắc chung". (Trà Hải dịch)

Rõ ràng, cảnh "Hồng giang" này xem ra là đẹp hơn, thơ mộng và tươi thắm với hình ảnh nước thắm như son, dọc đôi bờ cát đỏ, bến bãi cũng vậy, chất phù sa thật màu mỡ, khác hẳn với màu nước đục "láng như bùn", có thác lớn dữ dằn như ở bài "Hồng giang" trước.

Ở bài "Quá Thao hà thượng lưu cảm tác" (Qua thượng lưu sông Thao, cảm tác), Nguyễn Quang Bích viết về một khúc sông Hồng từ Việt Trì trở lên gọi là sông Thao, ông cũng có nói đến dòng nước đỏ và một con thuyền đi xuôi, nhưng không còn là miêu tả sông nước một cách thuần túy nữa. Ta thấy dòng sông, con thuyền đã gợi nỗi nhớ quê nhà da diết khiến cho lòng dạ ông nôn nao, bối rối, mang tâm trạng "muôn vàn chua xót":

"Cổn cổn hồng lưu chú hải nam/Nhất bồng phi hạ đáo gia am/Như kim hồi thủ thiên biên ngoại/Trường sử chinh nhân vạn bất kham".

Dịch nghĩa:

"Dòng nước đỏ cuồn cuộn đổ ra biển phương Nam/Một lá thuyền con xuôi như bay vụt đến quê nhà/Đến nay ngoảnh đầu nhìn lại cõi ven trời/Còn mãi mãi khiến kẻ chinh nhân muôn vàn chua xót".

Dịch thơ:

"Cuồn cuộn dòng sông rót biển đông/Về quê muốn thả một mui bồng/Bên trời ngoảnh lại xa xôi quá/Khiến khách chinh nhân cũng rối lòng". (Trần Huy Liệu dịch)

Bài thứ tư: "Tái quá Hồng giang thủy trướng bất năng độ" (Lại đi qua sông Hồng, nước to không sang được), ông kể chuyện:

"Nhất độ kinh qua, nhất độ sầu/Thao thao giang thủy trướng hồng lưu/Vị năng thử nhật quy châu phóng/Hựu thả hành gian ngại khứ lưu".

Dịch nghĩa:

"Một lần đi qua là một lần buồn sầu/Nước sông cuồn cuộn dâng lên một dải đỏ/Ngày hôm nay chưa chắc đã giong buồm trở về được/Huống chi trong cuộc hành trình, việc qua lại còn có trở ngại".

Dịch thơ:

"Mỗi độ qua sông mỗi độ sầu/Sông Thao cuồn cuộn đỏ dòng sâu/Thuyền về chưa hẳn buồm giong gió/Qua lại nơi này ngại bấy lâu". (Trà Hải dịch)

Vẫn là con sông màu đỏ, nhưng lúc này là cảnh nước lên to, cuồn cuộn chảy xiết, cản trở con thuyền qua lại, làm chậm trễ cho cuộc hành trình của ông, khiến cho lòng ông buồn, ông sầu, ông ngại vì sông nước đầy hiểm nguy đe dọa.

Như vậy, ta thấy, sông Hồng trong thơ ông bên cạnh sự nhất quán miêu tả về những đặc điểm riêng biệt, ở từng góc độ, từng lúc đi lại khác nhau, ông cũng có những cảm nhận khác nhau với tâm trạng, tình cảm khác nhau. Ta thấy lòng ông dạt dào cảm xúc với sông nước, nhưng sông nước cũng đem lại bao nỗi nhớ quê nhà, bao khó khăn cản trở trên con đường hoạt động kháng chiến, là nơi gian lao, thử thách tấm lòng trung dũng, yêu dân yêu nước của kẻ chinh nhân.

Hoàng Việt Quân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw