Những điểm mới đặc biệt quan trọng trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

YBĐT - Nhân sự kiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, phóng viên YBĐT đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Ngọc - Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Yên Bái, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hà (Yên Bái) về những quan tâm của ông đối với bản Dự thảo này.

PV: Xin ông cho biết một số điểm mới nổi bật trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mà ông quan tâm nhất?

Luật sư Trần Ngọc: Sau hơn 20 năm thực thi, Hiến pháp 1992 - đạo luật gốc của nước ta cần thiết phải được sửa đổi cho phù hợp với tình hình chính trị, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiếp tục thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đồng thời tạo cơ sở nền tảng cho việc sửa đổi toàn diện hệ thống pháp luật của nước ta trong giai đoạn trước mắt.

Trong nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có một số điểm mới mà theo tôi là nổi bật và đáng lưu ý. Đó là ghi nhận rõ một số nguyên tắc cơ bản, nền tảng về chủ quyền nhân dân gắn với tính thượng tôn Hiến pháp; về tổ chức quyền lực Nhà nước; về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vừa tiến gần đến các giá trị chung của nhân loại về Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền vừa thể hiện tính kế thừa với sự điều chỉnh hợp lý những giá trị phản ánh đặc thù chính trị - pháp lý của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Về tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Dự thảo bổ sung và phát triển nguyên tắc "Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Đây là điểm rất mới của Dự thảo Hiến pháp. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Tòa án) thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực và khắc phục hạn chế của Hiến pháp hiện hành.

Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, Dự thảo cũng làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quy định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân đồng thời đã bổ sung một số quyền mới phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Đó là quyền sống (Điều 21), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (Điều 22), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (Điều 23), quyền sở hữu tư nhân (Điều 33), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 35)... và bổ sung một nguyên tắc hiến định: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng" (Điều 15).

Về kinh tế - xã hội,Dự thảo bổ sung quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ (Điều 58) và quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 68) cho phù hợp với tình hình mới. Đây là những quy định rất quan trọng nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Riêng lĩnh vực tư pháp, Dự thảo đã đặc biệt nhấn mạnh và khẳng định quyền  công dân được sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa (Điều 32 - Điều 108), bổ sung quy định đảm bảo quyền tranh tụng trong phiên tòa (Điều 108). Đây là những quy định hiến định quan trọng đảm bảo cho việc xét xử của cơ quan tư pháp đúng người, đúng tội, tránh oan sai đồng thời đảm bảo quyền tác nghiệp của người bào chữa trong quá trình điều tra - truy tố - xét xử.

Bản thân ông có đóng góp gì vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp không, thưa ông?

Luật sư Trần Ngọc: Hiện nay, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân tham gia vào Dự thảo. Đây cũng là một hoạt động sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn dân, thể hiện rõ quan điểm "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" và "quyền lực thuộc về nhân dân" của Nhà nước ta. Là một luật sư nhưng cũng đồng thời là một công dân, bản thân tôi rất quan tâm đến việc góp ý cho Dự thảo.

Tôi sẽ nghiên cứu chi tiết từng điều luật và cùng các đồng sự của Đoàn Luật sư Yên Bái có các ý kiến đóng góp chất lượng nhất cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với mong muốn nước ta sẽ có một đạo luật gốc hoàn thiện nhất, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.

Ngọc Tú (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại phường Cam Đường

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại phường Cam Đường

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), sáng 19/7, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà tri ân các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại phường Cam Đường. 

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Anh làm việc với Đảng ủy các xã Bảo Thắng, Xuân Quang, Phong Hải, Gia Phú và Tằng Loỏng

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Anh làm việc với Đảng ủy các xã Bảo Thắng, Xuân Quang, Phong Hải, Gia Phú và Tằng Loỏng

Chiều 18/7, tại xã Bảo Thắng, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy và Đoàn công tác của tỉnh có buổi làm việc với Đảng ủy các xã: Bảo Thắng, Xuân Quang, Phong Hải, Gia Phú và Tằng Loỏng nhằm nắm bắt tình hình triển khai tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền cấp xã sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Trung đoàn 254 học và làm theo Bác

Trung đoàn 254 học và làm theo Bác

Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 254 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) nỗ lực thi đua học và làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Khu di tích Thành cổ Quảng Trị

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Khu di tích Thành cổ Quảng Trị

Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, sáng 18/7, Đoàn đại biểu thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai do đồng chí Giàng Thị Dung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang viếng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang viếng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 18/7, Đoàn đại biểu của tỉnh Lào Cai do đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đến dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên và Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ tại Cao điểm 468 tại tỉnh Tuyên Quang.

fb yt zl tw