Nhóm G-20 cam kết cải thiện tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Ngày 21/9, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã bế mạc tại Cairns, Australia, với cam kết đạt mục tiêu tăng trưởng thêm 1,8% nhằm giúp tăng GDP toàn cầu thêm 2 nghìn tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm mới.

Bộ trưởng Tài chính Australia Joe Hockey (Giô Hốc-ki), người chủ trì hội nghị, cho biết Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nghiên cứu hơn 900 biện pháp mà các nước đề xuất và ước tính rằng những nỗ lực này có khả năng nâng GDP toàn cầu lên khoảng 1,8% cho tới năm 2018. G-20 chú trọng tạo ra một môi trường tăng trưởng do kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Để hỗ trợ việc chuyển từ tăng trưởng do kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo sang tăng trưởng do kinh tế tư nhân chủ đạo, hội nghị nhất trí với Sáng kiến hạ tầng toàn cầu, theo đó thiết lập trung tâm hạ tầng toàn cầu để chia sẻ thông tin giữa các nước. Bộ trưởng Joe Hockey cho biết trung tâm này sẽ đóng vai trò là cơ sở dữ liệu hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng trong các dự án hạ tầng toàn cầu với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Ông nhấn mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một trong những chiến lược tăng trưởng cốt lõi của G-20, là một động lực chủ chốt để cải thiện năng lực sản xuất.

Đối với vấn đề tiền tệ, ông Hockey cho biết hội nghị G-20 nhất trí chính sách tiền tệ cần hỗ trợ sự phục hồi kinh tế và đặc biệt cần phải hiệu quả trong việc đối phó với các sức ép giảm phát. Tất cả các đại biểu tham dự hội nghị đều cam kết sẽ giám sát chặt chẽ các rủi ro tài chính nảy sinh do việc duy trì chính sách lãi suất thấp trong một thời gian dài và xây dựng các khung chính sách kinh tế mạnh hơn nhằm làm tốt vai trò là lá chắn phòng thủ trước các tác động tiêu cực của tình trạng bất ổn tài chính. Cải thiện quy định tài chính toàn cầu là phương pháp trọng tâm nhằm giúp hệ thống tài chính thế giới đối phó với các cú sốc lớn.

Đối với vấn đề thuế, G-20 đồng ý sẽ cải thiện hệ thống thuế toàn cầu, xóa bỏ các khoảng cách về thuế giữa các nước nổi lên trong thời gian gần đây. Đối tượng của động thái này là nhằm vào các công ty đa quốc gia vốn lợi dụng các lỗ hổng về pháp lý để trốn thuế. Tại hội nghị, Giám đốc IMF Christine Lagarde (Crít-xtin La-gác-đơ) đánh giá cao việc các nước G-20, trong đó Mỹ và Trung Quốc, đã vượt qua những bất đồng về địa chính trị để đạt được nhất trí tại hội nghị. Bà cho rằng mặc dù kinh tế thế giới vẫn đang tiếp tục phục hồi song vẫn còn thấp và không đồng đều, vì vậy việc cải thiện các chính sách kinh tế có thể giúp tạo sức bật mới cho quá trình phục hồi của thế giới.

Bộ trưởng Tài chính Australia đánh giá Hội nghị tài chính G-20 đã thành công với sự nhất trí của tất cả các nước thành viên trong các mục tiêu cải thiện tăng trưởng, đề xuất sáng kiến hạ tầng toàn cầu, cải cách khu vực tài chính và hội nhập thuế.

(Theo dangcongsan.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Ngày 18/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Chiều nay (18/7), tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn có buổi họp thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các Hội nghị liên quan. Các đoàn ngoại giao, chuyên gia, học giả cùng nhiều hãng truyền thông Indonesia và quốc tế tham dự cuộc họp. 

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Trên những cao nguyên phủ sương của vùng Spa, thuộc khu vực Bérinzenne, nơi được mệnh danh là trái tim xanh của Bỉ, một dự án môi trường quy mô đang dần hình thành, mang theo hy vọng tái thiết hệ sinh thái tự nhiên vốn từng bị can thiệp bởi các hoạt động thoát nước và khai thác.

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm, theo dõi hành trình, tích điểm và có cơ hội chiến thắng, đồng thời chung tay chống biến đổi khí hậu – đây là ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả của “Thử thách Đạp xe đi làm” đầu tiên tại Hàn Quốc.

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Theo số liệu chính thức công bố ngày 18/7, giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua đã tăng vọt 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số đáng báo động, tiếp tục gây thêm áp lực đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba khi cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu, chính quyền vùng Brussels (Bỉ) đang tiếp tục triển khai lộ trình mở rộng Khu vực Phát thải thấp (LEZ – Low Emission Zone).

fb yt zl tw