Ngành nông nghiệp một năm "vượt bão"

6 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới kèm mưa lớn, lũ ống, lũ quét xảy ra trên diện rộng cùng hàng loạt rào cản thị trường… - 2017 thực sự là một năm "bão táp” với ngành nông nghiệp. Song dấu ấn của nhà nông để lại đối với nền kinh tế năm qua lại chính là khả năng "vượt bão".
"Bão" bủa vây
Tại cuộc gặp mặt báo chí cuối năm 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn chia sẻ: Chưa có năm nào ngành nông nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách như năm 2017. Những tháng đầu năm, thời tiết diễn biến phức tạp. Mưa dứt trễ ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, mưa trái mùa xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh Nam Bộ, nắng nóng ở miền Bắc... Cùng với đó, khô hạn, xâm nhập mặn từ năm 2016 kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến vụ lúa mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và vụ đông xuân ở miền Bắc...
Đỉnh điểm là mùa mưa bão năm 2017 vô cùng khắc nghiệt với 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới. Trong đó, bão số 10 gây thiệt hại nghiêm trọng tại một số tỉnh phía Bắc với tổng diện tích lúa bị thiệt hại khoảng 75 nghìn héc ta và hàng chục nghìn héc ta rau màu vụ đông bị ảnh hưởng nặng nề... Chưa kịp "hồi sức” sau bão số 10 thì ngành Nông nghiệp lại bị bão số 12 "vùi dập”, gây thiệt hại lớn cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với 9.163ha lúa và 20.783ha rau màu bị ngập hỏng; nhiều diện tích cây lâu năm bị đổ. Tổng thiệt hại do thiên tai ước khoảng 60.000 tỷ đồng...
Cùng với cơn đỏng đảnh của tự nhiên, ngành Nông nghiệp còn phải đối diện những "cơn bão” từ thị trường thế giới và những tồn tại từ sản xuất trong nước: Khủng hoảng giá khiến lĩnh vực chăn nuôi lao đao khi giá thịt lợn giảm sâu chưa từng có! Thời điểm đó, giá lợn hơi như "rơi tự do", chỉ còn 22.000 đến 25.000 đồng/kg và "chạm đáy" trong vòng 30 năm trở lại đây. Nguyên nhân xuất phát từ công nghiệp chế biến chậm phát triển; hoạt động nghiên cứu, dự báo cung - cầu thị trường còn bất cập.., nhất là vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
"Bão" thị trường, "bão" áp lực cạnh tranh chưa hết: Nhiều quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và áp dụng nhiều chính sách bảo hộ. Đơn cử, Hoa Kỳ áp dụng chương trình thanh tra cá da trơn, thực hiện Luật Nông trại đối với cá tra; Liên minh Châu Âu (EU) cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU; thị trường Australia không nhập khẩu tôm của Việt Nam khi chưa luộc chín… 
Vượt "bão”
Nếu như những cơn bão của thiên nhiên, bão từ thị trường với áp lực cạnh tranh gay gắt cùng hàng loạt rào cản kỹ thuật được dựng lên từ phía quốc gia nhập khẩu định hình dấu ấn về một năm quá đỗi khó khăn với ngành Nông nghiệp và nhà nông thì thành quả đạt được trong năm 2017 lại làm nên dấu ấn về một năm vượt "bão"!
Từ những lo lắng không đạt mục tiêu Chính phủ giao, kết thúc năm 2017, ngành Nông nghiệp đã vượt chỉ tiêu được giao, tạo nên những con số đầy ấn tượng: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,16% so với năm 2016; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, tăng 4,19 tỷ USD (tương đương 13,0%) so với năm 2016; thặng dư thương mại ước đạt 8,55 tỷ USD, tăng khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7%; thủy sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18,0%; đồ gỗ và lâm sản ước đạt 8 tỷ USD, tăng 9,2% (so với cùng kỳ năm 2016). Trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, đã có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD, điển hình là rau, quả. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu rau, quả đạt 3,45 tỷ USD, tăng hơn 40% so với năm trước, bỏ xa kim ngạch xuất khẩu gạo, cà phê. Đặc biệt, lần đầu tiên sau nhiều năm đàm phán, nhiều loại trái cây như vú sữa đã "có vé” đi Mỹ, chanh leo "vào" EU, xoài "sang" Australia…
Không chỉ mặt hàng trái cây, nhiều nông sản Việt Nam đã nâng cao được năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế...
Điểm sáng nữa của ngành Nông nghiệp trong năm 2017 chính là nỗ lực giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, với hơn 9.142 mẫu nước tiểu và thịt lấy tại các cơ sở giết mổ trong toàn quốc không phát hiện chất cấm Salbutamol, tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm về chỉ tiêu kháng sinh là 0,63%, giảm gần 3 lần so với năm 2016; tỷ lệ mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh là 0,89%; tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng bảo vệ thực vật cũng giảm - còn 0,6% (năm 2016 tỷ lệ này là 2,05%). Cả nước đã xây dựng thành công 746 mô hình chuỗi cung ứng nông - lâm - thủy sản an toàn tại 63 tỉnh, thành phố...
Đặc biệt, với định hướng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, đến thời điểm này, 33 tỉnh, thành phố đã có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với khoảng 70.000ha bao gồm các hình thức, quy mô, sản phẩm đa dạng. Từ những chuyển dịch trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đời sống người dân được cải thiện và nâng lên. Đến nay, cả nước có 2.884 xã nông thôn mới (32,3%), vượt kế hoạch được giao là 31%...
Những đánh giá, dữ liệu nêu trên cho thấy: Sự phát triển của ngành Nông nghiệp không chỉ định hình bởi con số định lượng mà còn cho thấy những chuyển biến về chất. Đặc biệt, sự cải thiện này lại nằm ở hai điểm rất đáng quan tâm: Thứ nhất, hàm lượng giá trị gia tăng ở kim ngạch xuất khẩu (với nhiều thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng nông sản nghiêm ngặt). Thứ hai, an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề vốn không chỉ "nóng" với người tiêu dùng nội địa mà còn là tiêu chí khắt khe với các thị trường nhập khẩu. 
Tầm nhìn xa
Mục tiêu năm 2018, ngành Nông nghiệp sẽ tăng trưởng 2,8-3,0%; kim ngạch xuất khẩu đạt 37-38 tỷ USD; có 37% xã và 52 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,6%...
Những mục tiêu, tỷ lệ cụ thể này đòi hỏi những định hướng và giải pháp phù hợp. Tại hội nghị trực tuyến tổng kết ngành Nông nghiệp, đánh giá rất cao những nỗ lực vượt khó của ngành Nông nghiệp trong năm 2017, thực hiện mục tiêu năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: Ngành phải tạo chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn trong tái cơ cấu. Tăng trưởng khu vực nông nghiệp phải đạt 3%. Kim ngạch xuất khẩu phải đạt khoảng 40 tỷ USD. Cần quan tâm xử lý đồng bộ một bước những vấn đề bức xúc mà nông nghiệp - nông thôn đặt ra. Đặc biệt, cần đổi mới tư duy, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, thông minh, đồng thời, nhân rộng những mô hình sáng tạo, cách làm hay của nhiều địa phương, doanh nghiệp và nông dân...
Xét cho cùng, để ngành nông nghiệp, người nông dân không còn phải phụ thuộc mỗi cơn đỏng đảnh của thời tiết như thiên tai bão lũ, không còn phải thấp thỏm khi mỗi hàng rào kỹ thuật từ phía đối tác được dựng lên, nông nghiệp "sạch, thông minh" là con đường tất yếu, không chỉ cho năm 2018 mà còn cho hành trình hội nhập rộng dài phía trước.
(Theo HNMO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw