Năm Hợi người nuôi lợn hả hê

YBĐT - Giá bán lợn hơi cao, giá thức ăn hợp lý, không dịch bệnh..., chưa bao giờ người nuôi lợn ở Yên Bái lại thắng đến thế! Đó là nhận xét của kỹ sư Nguyễn Thế Sự - Trưởng phòng chăn nuôi - thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo số liệu thống kê vào thời điểm 1/4/2007 tổng đàn lợn của tỉnh Yên Bái là 353.926 con, trong đó đàn nái là 41.866 con, đàn lợn thịt 307.638 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 11.331 tấn. Những số liệu kể trên cho thấy đàn lợn ở Yên Bái tiếp tục tăng mạnh so với cùng năm trước.

Đàn lợn tăng trưởng mạnh là do sản lượng lương thực không ngừng tăng, đặc biệt là sản lượng ngô và sắn. Tiếp đến là việc phòng trừ dịch bệnh, cùng các chương trình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân ngày càng đi vào chiều sâu. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự phong phú và đa dạng của các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nhiều hãng chế biến thức ăn, nhiều đại lý kinh doanh cám còn áp dụng các chương trình hỗ trợ người chăn nuôi như: đầu tư cám, hỗ trợ làm chuồng và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi...

Tổng đàn tăng mạnh lại gặp lúc giá cả cũng tăng khá. Đến thời  điểm giữa tháng 12/2007, lợn hơi thường đã đạt giá bán 25 đến 26 nghìn đồng/kg. Vậy mà, ông Dũng Hải bán thịt ở chợ Hồng Hà, thành phố Yên Bái cho biết, thời điểm hiện tại tìm được lợn mua rất khó mà nguyên nhân chính là lợn ngon, lợn đàn đã được các lò mổ ở Hà Nội, Lào Cai, Trung Quốc... đặt mua bằng hết. Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến tết Nguyên đán nhưng các lò mổ, thợ mổ lợn cả ở trong và ngoài tỉnh đã toả đi khắp vùng để gom hàng. Lợn được giá và trở nên khan hiếm khiến người chăn nuôi chưa bao giờ được khách hàng chiều chuộng đến thế.

Nếu trước đây các "thợ lợn" đến xem rồi chê ỏng, chê eo nhằm ép giá thì nay ngược lại hoàn toàn, mấy bác thu gom lợn nhìn thấy người chăn nuôi là gọi hỏi, chào mời rối rít. Không ít bác bán thịt còn gửi cả quà bánh cho người già và trẻ nhỏ trong những gia đình chăn nuôi nhiều để "gây gổ tình cảm". Tâm sự của một bác chuyên mổ lợn ở chợ Cổ Phúc (Trấn Yên) cho rằng: "Cơ chế thị trường nó thế, vừa quý mến, vừa thân thiết, khi lợn nhà họ to, họ lại gọi mình, không thế có hôm đi hết 2, 3 lít xăng mới bắt được con lợn, vừa tốn kém, vừa mệt mỏi, vừa phập phù".

Không chỉ nuôi được nhiều, bán được giá mà người chăn nuôi đang có lãi lớn. Theo ông Dương Bắc - người chăn nuôi có tiếng ở Cổ Phúc, mỗi năm xuất bán hàng trăm con lợn thì: "Một con lợn giống, mua với số tiền khoảng 500 nghìn đồng, nuôi bằng phương pháp công nghiệp chi phí hết 1,4 đến 1,5 triệu đồng, trong đó nặng nhất là tiền cám khoảng 1,2 triệu đồng, còn lại là tiền điện, nước, thuốc thú y. Với giá bán 25 đến 27 nghìn đồng/kg thì chăn nuôi bằng phương pháp công nghiệp vẫn có lãi tối thiểu mỗi con 500 nghìn đồng. Thêm một yếu tố nữa là nuôi bằng phương pháp này không tốn công. Một năm gia đình tôi nuôi bình quân 2,5 đến 3 lứa lợn, mỗi lứa trên dưới 200 con, vậy mà hai vợ chồng vẫn công chức Nhà nước, chỉ thuê thêm hai lao động phụ". Không nuôi bằng phương pháp công nghiệp do ít vốn, chỉ tận thu phụ phẩm nông nghiệp và đầu tư thêm tiền cám nên khó hạch toán một cách chính xác, nhưng anh Tiến Thân ở Đào Thịnh (Trấn Yên) mỗi năm cũng bán được từ hai đến 3 lứa lợn. Vừa qua anh bán 5 con lợn to, hạch toán sơ sơ cũng có lãi 4,1 triệu đồng, hiện trong chuồng vẫn còn mấy chú lợn nữa để bán vào dịp tết.

Từ lâu, thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chưa có dự án phát triển đàn lợn một cách quy mô là lý do dẫn tới ngành chăn nuôi nói chung và nghề chăn nuôi lợn nói riêng của Yên Bái vẫn còn ở mức khiêm tốn. Những trang trại nuôi vài trăm con mỗi lứa chỉ đếm trên đầu ngón tay, khi lợn được giá, nuôi có lãi thì người chăn nuôi không biết kiếm giống ở đâu. Tự chủ động bằng việc nuôi 2, 3 nái đang là cách phổ biến. Cách này tuy chủ động nhưng quy mô vẫn là nhỏ lẻ và không biết bao giờ chúng ta mới hoàn thành chương trình nạc hoá đàn lợn? Đó là những vấn đề mà các nhà quản lý và ngành nông nghiệp cần lưu tâm trong những năm tới. Ông bà ta đã dạy: "Muốn giầu nuôi cá, muốn khá nuôi heo". Khi nghề chăn nuôi lợn được quan tâm đúng mức thì người chăn nuôi hoàn toàn có thể vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giầu.

Lê Phiên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw