Mỹ thuật Yên Bái: Thầm lặng phát triển

YBĐT - Nói một cách chân thực nhất thì mỹ thuật Yên Bái rất phát triển bởi cả tỉnh có tới 6 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, phải kể đến những cái tên như họa sĩ Quách Hùng, Trần Quang Minh, Nguyễn Đình Thi, Đào Thị Sinh, Đặng Quang Thắng, Trương Tiến Lợi.

Còn phải kể đến những tác giả là hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh, rồi đông đảo các cộng tác viên. Như vậy có thể nói lực lượng làm mỹ thuật tại Yên Bái rất mạnh.

Họa sĩ Nguyễn Đình Thi cho biết: "Chúng tôi cũng sáng tác khỏe lắm. Trung bình mỗi tháng một họa sĩ cũng cho ra đời 1 tác phẩm, cả năm mỗi người cũng có 15-20 tác phẩm".

"Đã lâu lắm rồi, chắc cũng phải đến 7 năm, những người làm mỹ thuật ở Yên Bái mới có dịp được trưng bày hay nói cách khác là được khoe những đứa con tinh thần vô cùng quý giá của mình tới công chúng Yên Bái". Câu nói của họa sĩ Nguyễn Đình Thi, người chịu trách nhiệm biên tập mỹ thuật – nhiếp ảnh của Hội VHNT Yên Bái tưởng như phấn khởi lắm lại khiến cho nhiều người phải suy nghĩ về loại hình nghệ thuật mỹ thuật ở Yên Bái có phát triển không và có nhiều người biết đến.

Năm nào những người làm mỹ thuật Yên Bái cũng tham gia những triển lãm khu vực và đạt nhiều giải cao, như năm 2002 nghệ sĩ Quách Hùng đạt giải A với tượng "Tình mẹ"; họa sĩ Đặng Quang Thắng đạt giải B với bức sơn dầu "Ngưỡng cửa làm dâu" và rất nhiều các giải cao khác.

Năm 2008, triển lãm khu vực trung du và miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên, Yên Bái cũng có 19 tác phẩm của 17 tác giả được trưng bày. Nhiều tác phẩm được tặng thưởng của Ban tổ chức, như tác phẩm "Duyên chợ vùng cao" của Vương Toàn Anh…

Nhưng có lẽ ở Yên Bái đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nên việc thưởng thức nghệ thuật nâng cao đời sống tinh thần còn nhiều hạn chế. Do vậy mà rất ít người biết đến những tác phẩm nghệ thuật đó. Và cũng vì rằng những người làm mỹ thuật tại Yên Bái không có một nơi để trưng bày giới thiệu nên hầu hết những tác phẩm ra đời sau khi được tham gia triển lãm của khu vực thì thường là mang về nhà treo, đôi khi làm quà tặng chứ cũng không bán được.

Họa sĩ Quang Bộ mấy năm trước cũng bán được bộ tranh kí họa chiến trường giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cho Bảo tàng TP Hồ Chí Minh nhưng cũng chỉ đủ tiền để mua nguyên liệu nuôi dưỡng niềm đam mê trong vòng vài tháng. Việc bán tranh, bán những tác phẩm nghệ thuật đối với những người làm mỹ thuật tại Yên Bái là niềm mơ ước trong tương lai.

Mỹ thuật Yên Bái: Thầm lặng phát triển ảnh 1 

Tình mẹ - Tượng gỗ Quách Hùng

Nhưng không vì thế mà mỹ thuật Yên Bái không phát triển bởi tâm huyết và niềm đam mê nghệ thuật vẫn mãi cháy bỏng trong những người làm mỹ thuật tại Yên Bái. Đằng sau một tác phẩm nghệ thuật là tài năng, tâm huyết, đam mê sáng tạo và cả tinh thần vượt khó của người nghệ sĩ.

Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, khi mà nỗi lo toan về cơm áo, gạo tiền cho gia đình, việc học hành của con cái luôn thường trực trước mắt, để có thể yên tâm theo đuổi đam mê nghệ thuật, thì những người nghệ sĩ phải tất bật làm thêm nghề tay trái. Đôi lúc với họ, chính công việc tay trái ấy là động lực để họ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
"Hầu hết các họa sĩ tại Yên Bái đều phải làm thêm để nuôi sống bản thân, gia đình con cái và cả niềm đam mê với nghệ thuật nữa. Chúng tôi thường tham gia thiết kế nội thất, vẽ banner quảng cáo, thiết kế bìa sách, luyện thi, vẽ thuê… nhiều nghề lắm" - họa sĩ Nguyễn Đình Thi.

Hàng tháng, họa sĩ Nguyễn Đình Thi người làm biên tập mỹ thuật tại Hội văn học nghệ thuật tỉnh vẫn làm công việc chụp lại những tác phẩm của các họa sĩ rồi đem gửi đăng trên các tạp chí văn nghệ của tỉnh, báo Yên Bái. Đó là sự cố gắng có thể nhất để giới thiệu tới công chúng Yên Bái được biết đến.

Trên công trường (Tranh sơn dầu Nguyễn Đình Thi)

49 tác phẩm của 21 tác giả được trưng bày tại Triển lãm mỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ 7 năm 2009 đã được lựa chọn rất kĩ với các tiêu chí: chủ đề, phong cách, nội dung thể hiện... Những người làm mỹ thuật tại Yên Bái cũng chỉ mong muốn đơn giản là thông qua cuộc triển lãm lần này công chúng Yên Bái biết tới những tác phẩm nghệ thuật được sinh ra từ chính cuộc sống hàng ngày của mình.

Một ước mơ chung của tất cả những người làm mỹ thuật Yên Bái là có một nơi trưng bày giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật, hướng người dân Yên Bái tới những cái đẹp trong cuộc sống. Để mỹ thuật Yên Bái phát triển không thầm lặng.

Minh Tư

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw