Hai tàu chiến của Mỹ đi vào vùng Biển Đông

Quân đội Mỹ vừa cho hay, hai tàu chiến của họ đã đi sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (trái phép – ND) ở Biển Đông vào hôm 6/5.

Động thái trên có thể khiến Bắc Kinh tức giận trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang rất căng thẳng.

Biển Đông là một trong những điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung, bên cạnh cuộc chiến thương mại và vấn đề Đài Loan.

Khu trục hạm Preble của hải quân Mỹ.
Khu trục hạm Preble của hải quân Mỹ.

Phát ngôn viên quân đội Mỹ nói với hãng tin Reuters rằng các khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Preble và Chung Hoon của hải quân Mỹ hôm 6/5/2019 đã đi vào vùng 12 hải lý của đá Ga Ven và đá Gạc Ma ở khu vực quần đảo Trường Sa. (Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 2 đá này – ND).

Tư lệnh Clay Doss – phát ngôn viên của Hạm đội Bảy hải quân Mỹ, nói rằng việc cho 2 tàu đi như thế này là để “thách thức những tuyên bố hàng hải thái quá và để bảo vệ quyền tiếp cận tuyến đường biển được quy định trong luật pháp quốc tế” (ám chỉ việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần hết Biển Đông – ND).

Hoạt động trên là nỗ lực mới nhất để chống lại điều mà Washington coi là nỗ lực của Bắc Kinh trong việc giới hạn quyền tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược này, nơi hải quân Trung Quốc, Nhật Bản và một vài nước Đông Nam Á cùng hoạt động.

Trung Quốc và Mỹ đã liên tục tranh cãi về điều mà Washington gọi là việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông bằng cách xây lắp (trái phép – ND) các thiết bị, cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo và các rạn san hô ở đây.

Động thái mới nhất của Mỹ xuất hiện chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc rầm rộ tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm ASEAN+3 (gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) ngày 4/5 đã đồng loạt cảnh báo về hệ lụy tiềm tàng đối với kinh tế toàn cầu do làn sóng bảo hộ thương mại đang trỗi dậy, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan mới hồi tháng trước.

fb yt zl tw