Cựu chiến binh Trấn Yên giúp nhau phát triển kinh tế

YBĐT - Ông An Viết Hòa - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Trấn Yên cho biết: “Hiện nay, Hội CCB huyện có 4.660 hội viên, đang sinh hoạt tại 28 cơ sở Hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội là đẩy mạnh phong trào “CCB giúp nhau thoát nghèo, làm kinh tế giỏi”.

Ông An Viết Hòa - Chủ tịch Hội CCB huyện Trấn Yên cho biết: “Hiện nay, Hội CCB huyện có 4.660 hội viên, đang sinh hoạt tại 28 cơ sở Hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội là đẩy mạnh Phong trào “CCB giúp nhau thoát nghèo, làm kinh tế giỏi”.

Để Phong trào đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao, Hội luôn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; thành lập các khu chăn nuôi, sản xuất tập trung như trang trại, gia trại, tổ hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Hàng quý, các chi hội tổ chức sinh hoạt để hội viên cùng nhau trao đổi cách thức, kinh nghiệm thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình. Hội luôn quan tâm làm tốt công tác khen thưởng, tuyên dương các hội viên CCB làm kinh tế giỏi, tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn hỗ trợ hội viên về cây - con giống, vốn vay trong sản xuất, chăn nuôi.

Nhằm đẩy mạnh phong trào CCB giúp nhau thoát nghèo, nâng cao đời sống, Hội CCB Trấn Yên thực hiện tốt các hoạt động tín dụng giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với các cơ sở Hội. Tính đến nay, đã có 19/22 tổ chức Hội nhận ủy thác vay vốn Ngân hàng, quản lý 70 tổ vay vốn với tổng dư nợ là trên 64 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nguồn quỹ hỗ trợ do hội viên CCB đóng góp được trên 2 tỷ đồng, đã giúp hội viên có điều kiện giải quyết việc làm phát triển kinh tế gia đình. Các cấp hội, từ huyện tới cơ sở thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, về môi trường và tập huấn nâng cao kiến thức làm kinh tế cho cán bộ, hội viên.

Trong Phong trào thi đua “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, tại các Chi hội cơ sở đã xuất hiện nhiều các mô hình sản xuất kinh doanh do hội viên CCB làm chủ phát triển tốt và có hiệu quả cao. Toàn huyện, đã có 6 doanh nghiệp nhỏ và vừa; 10 hợp tác xã và tổ hợp tác xã; 7 trang trại và 148 gia trại thu hút gần 1.000 lao động. Những nỗ lực cùng sự hỗ trợ của các CCB trong Phong trào đã tạo sự gắn kết trong hội viên, đoàn kết phát huy sức mạnh tập thể phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Điển hình như Chi hội CCB thôn Đồng Phúc, xã Việt Thành với 16 hội viên đã thành lập tổ phát triển kinh tế từ rừng, trong đó gieo trồng, chăm sóc phát triển tốt 54 ha chủ yếu là cây quế, keo và bồ đề. Ngoài ra, Chi hội CCB thôn Đồng Phúc còn nhận giao khoán chăm sóc, bảo vệ 20 ha rừng đầu nguồn. Tính đến nay, 100% gia đình hội viên ở các chi hội đã thoát nghèo bền vững, trong đó tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm tới hơn 70%.

Từ việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa con giống mới vào chăn nuôi, phát triển theo mô hình trang trại đã có nhiều hội viên đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như gia đình CCB Lê Thành Đồng, thương binh hạng 2/4 ở thôn Linh Đức, xã Minh Quân phát triển kinh tế từ chăn nuôi lợn.

Với quy mô hệ thống chuồng trại đảm bảo vệ sinh, thức ăn chăn nuôi được chế biến đúng kỹ thuật, phù hợp theo từng giai đoạn mà đàn lợn của gia đình ông luôn khỏe mạnh, phát triển tốt. Trong quy trình chăn nuôi có sự kế tiếp, đảm bảo trong chuồng luôn duy trì 200 đầu lợn thịt; trung bình hàng tháng xuất ra thị trường 2 tấn lợn hơi. Theo tính toán, ông Đồng thu lãi bình quân 25 triệu đồng/ tháng từ nuôi lợn.

Gương mẫu đi đầu triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, những năm qua Hội CCB huyện Trấn Yên xuất hiện nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi, các mô hình trang trại tổng hợp VACR cho thu nhập hàng 100 triệu đồng/năm, như: gia đình hội viên Đặng Hồng Quân, thôn 1, xã Tân Đồng; Nguyễn Văn Thành, thôn 4, xã Minh Quán; Lương Văn Đông, thôn 3, xã Cường Thịnh; Nguyễn Văn Kiên, thôn 1, xã Việt Thành; Lê Ngọc Châu, thôn Hòa Quân, xã Minh Quân…

Từ Phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đời sống của hội viên Hội CCB Trấn Yên ngày một nâng cao, đến nay tổng số gia đình hội viên khá giàu đạt 66%; hộ nghèo giảm còn 7,2% (theo tiêu chí mới); hộ cận nghèo là 4,9%. Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác Hội CCB tỉnh năm 2016, Trấn Yên đã có 1 tập thể, 2 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen; 3 tập thể, 3 cá nhân được Ban Chấp hành Hội CCB tỉnh tặng giấy khen vì đã có thành tích trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2016.

 Vũ Đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw