Cần sớm khắc phục sự cố sạt lở taluy tại phường Hợp Minh

YBĐT - Đã hơn một tháng trôi qua nhưng hiện trường vụ sạt lở taluy tại tổ 8, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái vẫn còn khá ngổn ngang. Người dân tại đây dù đã có thời gian di dời toàn bộ tài sản đến nơi an toản nhưng rồi lại quay trở về chấp nhận cuộc sống tạm bợ và luôn lo lắng mỗi khi trời mưa gió.
Đã hơn một tháng trôi qua nhưng hiện trường vụ sạt lở taluy dương tại tổ 8, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái vẫn còn khá ngổn ngang. Gia đình chị Nguyễn Thị Thoa đã có thời gian di dời toàn bộ tài sản đến nơi an toàn để tránh nguy cơ sạt lở tiếp diễn, nhưng rồi lại phải quay trở về để tiếp tục kinh doanh, ổn định cuộc sống. Giờ đây, gia đình chị phải chấp nhận cuộc sống tạm bợ và luôn lo mỗi khi trời mưa gió. 
Con và các cháu của chị Nguyễn Thị Thoa phải ở tạm tại chân cầu thang, cách xa khu vực nguy hiểm. 
Cũng giống gia đình chị Thoa, 12 hộ dân ở tổ 8, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái đã quay về nhà tiếp tục sản xuất, kinh doanh sau một thời gian di dời đến nơi an toàn.
Anh Nguyễn Đức Kiểm chỉ dẫn các vết nứt mới trong nhà.
Vụ sạt lở taluy xảy ra ngày 15/9 đã làm hư hỏng 6 công trình dân sinh, 3 kho vật liệu xây dựng và ảnh hưởng 12 nhà ở của các hộ dân tại tổ 8, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái. Vị trí taluy phía sau các hộ dân có chiều cao khoảng 50 m, khối lượng đất sạt khoảng 150.000 m3, vẫn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.  
Ngay khi sạt lở, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến kiểm tra và chỉ đạo biện pháp khắc phục. 
Theo biên bản làm việc ngày 18/9 tại hiện trường, cơ quan chức năng cho rằng, đây là điểm sạt lở nguy hiểm cần sớm triển khai phương án giải phóng mặt bằng, thực hiện san cắt ngọn đồi, chuyển đất sang phía sau đồi để giảm áp lực sụt lún; tạo hệ thống thoát nước trên đồi chảy về hướng hồ phía sau tránh tình trạng nước thấm vào vị trí sạt lở, tạo nên cung trượt.
Các điểm sụt lún trên đồi phía sau nhà các hộ dân ban đầu chỉ sâu từ 2 - 4m, bây giờ đã sụt lún từ 8 đến 10m.
Hiện trường vụ sạt lở taluy dương vẫn chưa được giải phóng, taluy ở phía sau các nhà dân tiếp tục xuất hiện nhiều vết nứt lớn dài khoảng 150m, nhiều điểm sụt lở có độ sâu từ 8 đến 10 m.
Đã có thêm 6 hộ dân bị ảnh hưởng từ vụ sạt taluy tại tổ 8, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái.
Đã có thêm 6 hộ dân bị ảnh hưởng từ vụ sạt taluy nâng tổng số hộ bị ảnh hưởng lên 18 hộ. Tính mạng, tài sản của người dân vẫn treo trên những khối taluy này. Chính quyền và các cơ quan chức năng cần tích cực, triệt để vào cuộc giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.  
Hoài Văn - Quyết Thắng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw