Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh

LCĐT - Sáng 23/10, tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh đã chủ trì Hội nghị sơ kết nhiệm vụ Ban Chỉ đạo chuyển đổi số 9 tháng năm 2022, bàn phương hướng thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh ảnh 1 
Quang cảnh Hội nghị. 

Dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tinh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị có liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh ảnh 2 
Đại biểu các ngành tham gia ý kiến. 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, tính đến hết tháng 9, có 11 trong số 20 mục tiêu của năm đã đạt và vượt kế hoạch, có 4 mục tiêu đạt trên 70%.

Cụ thể: Tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%; Tỷ lệ báo cáo định kỳ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh đáp ứng yêu cầu thực hiện trực tuyến có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ đạt 100% (yêu cầu cấp Quốc gia và của tỉnh là 50%); Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100% và tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có sản phẩm OCOP được tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử đạt 100%; Thông tin quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị được công khai trên mạng Internet để hỗ trợ tra cứu thông tin đạt 100%; Tỷ lệ học sinh, sinh viên có học bạ điện tử đạt 100%.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh ảnh 3 
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang phát biểu tại Hội nghị. 

Một số mục tiêu khác đạt cao như tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp tỉnh được xử lý trên môi trường mạng đạt 87%, cấp huyện đạt 86% (mục tiêu cấp Quốc gia là 80%), với cấp xã đạt 84% (mục tiêu cấp Quốc gia là 60%); Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 76%.

Về hạ tầng, nền tảng số, toàn tỉnh hiện có 98,7% số thôn, bản, tổ dân phố được phủ sóng viễn thông tới trung tâm; 79% số thôn, bản, tổ dân phố có hạ tầng đảm bảo cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định (cáp quang); 50% số hộ gia đình có đường Internet băng thông rộng.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh ảnh 4 
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu tại Hội nghị. 

Về chính quyền số, đã hoàn thành việc nâng cấp cổng dịch vụ công của tỉnh kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay, tỉnh có 1.761 trong số 1.966 thủ tục hành chính (đạt 89,5%) cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên cổng dịch vụ công; 75,5% dịch vụ công trình lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố.

Về kinh tế số, ngoài 100% tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, tỉnh Lào Cai còn đưa 86,6% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Tính đến nay, tỷ lệ gia đình có điện thoại di động đạt 98%, toàn tỉnh có 1.545 tổ công nghệ số cộng đồng. 

Một số khó khăn hiện nay được nêu lên là toàn tỉnh vẫn còn 52 thôn chưa có sóng 3G, 4G, hơn 300 thôn chưa có dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định. Việc triển khai các nền tảng số, quy hoạch dữ liệu, xây dựng dữ liệu dùng chung còn hạn chế; nguồn nhân lực phụ trách an toàn thông tin, chuyên gia về chuyển đổi số còn thiếu.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh ảnh 5 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị. 

Theo bảng xếp hạng đánh giá bộ chỉ số chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và của quốc gia năm 2021 (DTI 2021), Lào Cai đạt 0,3081 điểm, giảm 0,0052 điểm so với năm 2020 và đứng thứ 52 trong số 63 tỉnh, thành của cả nước.

Phát biểu tại Hội nghị, cùng với việc hoan nghênh các mặt tích cực trong công tác chuyển đổi số, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy cũng chỉ rõ những hạn chế thời gian qua. Đó là: Các đơn vị, các ngành mới quan tâm nhiều tới phần mềm hơn là phát triển hạ tầng, nền tảng kỹ thuật; sự phối hợp, kết nối đồng bộ, giữa các đơn vị, các ngành, địa phương, giữa tỉnh với Trung ương còn yếu; Lào Cai còn thiếu những sản phẩm chuyển đổi số có tính đặc trưng, nổi bật và lan tỏa; công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trình độ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số còn yếu...

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh ảnh 6 
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong phát biểu kết luận Hội nghị. 

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong nhấn mạnh: Trong thời gian tới, các cấp, ngành, cả hệ thống chính trị phải thực sự vào cuộc; trước tiên là thông suốt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nêu cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, địa phương về tinh thần quyết tâm chuyển đổi số. Hướng tới việc lấy nhiệm vụ chuyển đổ số là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các ngành, đơn vị và cán bộ, đảng viên.

Tiếp tục hỗ trợ tích cực người dân, doanh nghiệp chuyển đổi số và có những chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp, người dân khi thực hiện công tác này.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền nhiều hơn nữa nhiệm vụ chuyển đổi số, gắn với đó là nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

fbytzltw