Sín Chéng: Cần lên “dây cót” trong xây dựng nông thôn mới

Sín Chéng: Cần lên “dây cót” trong xây dựng nông thôn mới ảnh 1

Đối với tiêu chí trường học, 4 trường trên địa bàn (từ cấp mầm non đến THCS) đang thiếu 27 phòng học, phòng làm việc của giáo viên, phòng ở cho học sinh bán trú và phòng vệ sinh; 53 bộ máy vi tính; 337 bộ bàn ghế giáo viên, học sinh, giường tầng và tủ đựng đồ dùng cho học sinh bán trú.

Đối với tiêu chí thu nhập, năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã Sín Chéng đạt 27,75 triệu đồng, thấp hơn 11,25 triệu đồng so với bộ tiêu chí của tỉnh (của tỉnh là từ 39 triệu đồng/người/năm trở lên).

Đối với tiêu chí hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 43,21%, trong khi theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đối với các xã nông thôn mới dưới 13%.

Đối với tiêu chí lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của xã tính đến hết năm 2022 là 37,59%, thấp hơn 32,41% so với chỉ tiêu của tỉnh (của tỉnh là từ 70% trở lên).

Đối với tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn, xã có 1 hợp tác xã nhưng hoạt động không hiệu quả.

Đối với tiêu chí y tế, theo quy định thì tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 90% trở lên, nhưng xã mới đạt 82%. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi theo quy định là nhỏ hơn hoặc bằng 24%, nhưng của xã vẫn ở mức 25,73%.

Đối với tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, theo quy định thì tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn hơn 90%, nhưng hầu hết các hộ trên địa bàn xã đang sử dụng nước sinh hoạt tự chảy, chưa qua xử lý.

Sín Chéng: Cần lên “dây cót” trong xây dựng nông thôn mới ảnh 2
Người dân tham gia vệ sinh đường giao thông liên thôn.

Nguyên nhân là các tiêu chí khi đạt mới cập mức tối thiểu, trong khi xuất phát điểm kinh tế - xã hội của địa phương còn thấp, tư liệu sản xuất lạc hậu, lại thường xuyên bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến phức tạp; bộ tiêu chí nông thôn mới có nhiều thay đổi so với bộ tiêu chí cũ...

Minh chứng cho điều này, Chủ tịch UBND xã Sín Chéng - Vũ Văn Sơn đưa ra ví dụ về xây dựng nhà văn hóa đa năng xã. Trước khi đạt chuẩn nông thôn mới, xã đã được phê quyệt đầu tư xây dựng nhà văn hóa đa năng, nhưng đến đầu năm 2023, công trình này vẫn “trên giấy”.

Sín Chéng: Cần lên “dây cót” trong xây dựng nông thôn mới ảnh 3
Cần có những mô hình kinh tế mới để nâng thu nhập cho người dân.

ại thời điểm đạt chuẩn nông thôn mới, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là khoản tiền có được từ đi làm thuê bên kia biên giới. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân không sang được bên kia biên giới làm thuê, khiến nguồn thu nhập chính giảm mạnh.

Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn xã chịu biến động lớn bởi dịch tả lợn châu Phi, dịch viêm da nổi cục trên đàn gia súc và giá vật tư nông nghiệp (con giống, cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...) tăng mạnh, trong khi giá nông sản, gia súc giảm mạnh, dẫn đến nông dân không duy trì được sản xuất, chăn nuôi, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập.

Sự thay đổi từ Quyết định số 861 đã tác động lớn đến tư tưởng, nhận thức của công chức, viên chức và người dân, khiến phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã trầm lắng, thậm chí việc huy động đóng góp vật chất, công sức tham gia các phần việc của cộng đồng gặp khó khăn”- Chủ tịch UBND xã Sín Chéng Vũ Văn Sơn cho biết.

Đặc biệt, tác động của Quyết định số 861 ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025) dẫn đến các nguồn đầu tư bị cắt giảm và chế độ, chính sách của cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

“Sự thay đổi từ Quyết định số 861 đã tác động lớn đến tư tưởng, nhận thức của công chức, viên chức và người dân, khiến phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã trầm lắng, thậm chí việc huy động đóng góp vật chất, công sức tham gia các phần việc của cộng đồng gặp khó khăn”, ông Vũ Văn Sơn nói.

Ngoài ra, sự thay đổi khung mức đánh giá giữa bộ tiêu chí cũ và bộ tiêu chí mới theo hướng tăng nhanh các chỉ số khiến các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không theo kịp. Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, xã Sín Chéng đang tập trung duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời có giải pháp nâng cấp các tiêu chí “bị rớt”. Trước mắt, xã tiếp tục đề nghị huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với các tiêu chí trường học, môi trường và an toàn thực phẩm. Xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương như nuôi lợn đen, vịt địa phương, trồng cây ăn quả, dược liệu, triển khai cánh đồng lúa đặc sản Bản Giáng, xây dựng Làng văn hóa du lịch Mào Sao Phìn... góp phần tăng thu nhập tại chỗ cho người dân. Tích cực liên kết mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với trình độ, thời gian và nhu cầu của người dân, đồng thời kiên trì vận động người dân học nghề, nâng cao trình độ lao động để có việc làm và thu nhập ổn định. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường liên kết trong sản xuất, giúp đỡ các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm sở thích hoạt động hiệu quả.

Một trong những giải pháp quan trọng là lên “dây cót” tinh thần để mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn xã nhận thức rõ trách nhiệm chính trị và tự giác, phấn khởi tham gia xây dựng nông thôn mới, không vì những khó khăn trước mắt mà giảm nhiệt huyết, nảy sinh tâm lý đi ngược với quyết tâm, chủ trương chung trong xây dựng nông thôn mới” - Chủ tịch UBND xã Sín Chéng Vũ Văn Sơn cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

fb yt zl tw