ASEAN - Trung Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Tại cuộc họp lần thứ 24 của Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Trung Quốc (JCC) vừa kết thúc, hai bên đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tại cuộc gặp ở Jakarta ngày 22/2/2023.
Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tại cuộc gặp ở Jakarta ngày 22/2/2023.

Trung Quốc cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt.

Đại diện thường trực Myanmar tại ASEAN Aung Myo Myint và Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Hou Yanqi đồng chủ trì cuộc họp, với sự tham dự của đại diện thường trực các nước thành viên ASEAN và Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Chính trị-An ninh Michael Tene.

Tại cuộc họp, hai bên đã trao đổi quan điểm về những diễn biến tại ASEAN và Trung Quốc, đồng thời thảo luận về những tiến triển hợp tác không ngừng trong năm vừa qua.

Hai bên cũng trao đổi về các tiến bộ đáng chú ý đã đạt được trong nhiều lĩnh vực thuộc Kế hoạch hành động ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2021-2025 và Phụ lục nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc (CSP), đặc biệt là trong đối thoại và hợp tác chính trị, an ninh phi truyền thống, thương mại và đầu tư, thực phẩm và nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, an ninh mạng, kinh tế số, du lịch, giáo dục, y tế công cộng, văn hóa và thông tin, truyền thông, môi trường và phát triển bền vững.

Hai bên cũng thảo luận về chủ đề hợp tác năm nay “Năm phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực ASEAN-Trung Quốc”, ghi nhận đề xuất của Trung Quốc về các dự án và hoạt động sẽ được tiến hành trong cả năm.

Hai bên mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực để góp phần xây dựng một khu vực bền vững và tự cường hơn.

Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận về cách thức thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ CSP.

Một số lĩnh vực sẽ được ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác thực chất hơn, có ý nghĩa hơn và cùng có lợi, như tăng cường Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), kết nối, kinh tế số, thương mại điện tử, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường…

Với việc các chính sách và biện pháp chống đại dịch đã được nới lỏng tại các nước ASEAN và Trung Quốc, hai bên nhất trí khôi phục và tăng lượng khách du lịch hai chiều cũng như trao đổi thanh niên và sinh viên. Trong đó, hai bên đang chuẩn bị ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ngày 19/4 đã ban bố lệnh thứ hai về tình trạng khẩn cấp năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng điện tiếp tục nghiêm trọng tại nước này. Tuyên bố mới nhất khẳng định mục tiêu bảo đảm tính liên tục của dịch vụ điện công cộng ở Ecuador.

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

fb yt zl tw