Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn

LCĐT  - Vừa qua, một nhóm học sinh của Trường THPT số 2 huyện Bát Xát thông qua mạng xã hội bị các đối tượng xấu lừa đảo vượt biên trái phép để làm bốc vác hàng thuê ban đêm ở bến sông. Đáng chú ý, số học sinh này đều thuộc diện ở bán trú, nhưng do cơ sở vật chất của nhà trường “quá tải”, nên phải thuê trọ ngoài trường.

Từ câu chuyện của nạn nhân

Theo báo cáo của Trường THPT số 2 Bát Xát: Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 16/2/2023, một nhóm gồm 7 học sinh nam lớp 12, dưới sự móc nối, tổ chức của một người ở thành phố Lào Cai đã đi xe máy lên xã A Mú Sung để bốc hàng thuê sang Trung Quốc với giá 200 nghìn đồng/tấn. Khoảng 23 giờ, số học sinh này chia làm 2 nhóm tham gia cùng với thanh niên khác. Nhóm 1 có 1 học sinh ở xã Bản Vược và 2 học sinh ở xã Cốc Mỳ, nhóm 2 có 4 học sinh ở xã Y Tý. Do lực lượng chức năng Trung Quốc quét đèn kiểm tra nên nhóm 1 không thể bốc hàng, đã trở về. Nhóm 2 bốc hàng trót lọt xuống thuyền, nhưng chủ hàng yêu cầu phải đưa hàng sang bên kia sông mới trả tiền. Các em theo thuyền sang bên kia biên giới, tuy nhiên, trong lúc bốc hàng thì bị lực lượng chức năng vây bắt.

Sáng 17/2/2023, sau khi tập trung điểm danh học sinh, giáo viên chủ nhiệm thấy vắng một số học sinh trọ bên ngoài nên đã tìm hiểu và phát hiện vụ việc trên. Nhà trường báo cáo tình hình cho Công an xã Bản Vược, đồng thời liên lạc với gia đình và Công an xã, Ban Chỉ huy Quân sự xã, Đồn Biên phòng A Mú Sung đề nghị giúp đỡ. Đến 18/2/2023, 4 học sinh trong nhóm bốc vác lẩn trốn đã được lực lượng chức năng đưa về Việt Nam an toàn.

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 1
Nhóm học sinh Trường THPT số 2 Bát Xát tham gia bốc hàng thuê trái phép qua biên giới đã trở về an toàn.

Đã 1 tháng sau khi vụ việc xảy ra, các học sinh vẫn chưa hết bàng hoàng. Là 1 trong 4 học sinh thuộc nhóm 2 phải theo thuyền qua sông bốc hàng, S.S.T vẫn còn hoảng hốt. T là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em. Thương bố mẹ vất vả, T muốn tìm việc làm thêm để giúp bố mẹ trang trải một phần chi phí học tập, đúng lúc này, bạn T rủ đi bốc vác hàng thuê vào buổi tối, T đồng ý ngay. T bảo: "Chúng em bốc xong hàng lên thuyền rồi thì chủ hàng bảo phải đưa hàng cùng thuyền qua sông bốc lên xe của Trung Quốc mới nhận được tiền công. Không ngờ khi đang bốc hàng thì bị cơ quan chức năng kiểm tra, em và một số người bỏ chạy bơi qua sông may về được nhà".

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 2
Ngay sau vụ việc, nhà trường đã có văn bản báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cũng giống như bạn, S.C.X vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhận lời đi bốc hàng thuê để đỡ đần bố mẹ. Không ngờ chuyến hàng đầu tiên ấy đã xảy ra biến cố. X kể: Với số tiền được hỗ trợ mỗi tháng, em vẫn phải xin thêm bố mẹ mới đủ trang trải sinh hoạt. Em chỉ nghĩ bốc hàng ban đêm không ảnh hưởng tới việc học hành lại có thêm tiền công nên đã nhận lời ngay khi được đề nghị.

Đến nhận diện nguy cơ tiềm ẩn

Thầy giáo Nguyễn Văn Quảng, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát cho biết: Ngay sau vụ việc một số học sinh bốc hàng thuê, nhà trường đã có văn bản báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo. Số học sinh trên đều thuộc diện ở bán trú tại trường nhưng do trường không đủ cơ sở vật chất nên các em phải thuê trọ ngoài. 

Trường THPT số 2 Bát Xát có 467 học sinh thuộc diện bán trú nhưng chỉ đủ chỗ cho 328 em ở trong trường, thực tế thì khu bán trú chỉ đủ chỗ ở cho 250 học sinh nhưng nhà trường đã cố gắng sắp xếp, xen ghép để dễ quản lý học sinh. Hiện nhà trường vẫn còn 167 học sinh phải ở trọ ngoài trường. Từ suy nghĩ đơn giản là tranh thủ đi làm thuê phụ giúp bố mẹ, động cơ của học sinh không xấu nhưng qua sự việc cho thấy các em thuê trọ ngoài trường học dễ bị các đối tượng xấu tiếp cận, rủ rê, lôi kéo vào những việc làm sai trái.

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 3
Khu nhà bán trú của Trường THPT số 2 Bát Xát chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Nằm trên địa bàn biên giới, hằng năm, Trường THPT số 2 Bát Xát thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền cho tất cả giáo viên và học sinh về Luật Biên phòng, các thủ đoạn của bọn tội phạm, biện pháp bảo vệ bản thân và đảm bảo an ninh biên giới. Đối với học sinh ở trọ bên ngoài, trường cử giáo viên phụ trách thường xuyên kiểm tra và liên lạc với gia đình khi có vấn đề bất thường xảy ra. Nhưng việc các em đi làm vào ban đêm, nhà trường rất khó quản lý được. “Trước thực trạng này, đơn vị đề nghị sớm có sự đầu tư xây dựng thêm khu nhà bán trú nhằm đảm bảo yêu cầu mọi học sinh được hưởng chế độ bán trú. Qua đó, thuận tiện cho nhà trường quản lý, giáo dục các em theo tiêu chí của trường bán trú” - thầy giáo Quảng nói.

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 4
Học sinh Trường THPT số 2 Bát Xát phải thuê phòng trọ để ở.

Có mặt tại một khu nhà trọ cho học sinh ở xã Bản Vược, chúng tôi dễ dàng nhận thấy tình trạng nhếch nhác, mất vệ sinh. Nguyên nhân là do chủ nhà trọ chỉ dựng phòng lên nhưng không quản lý. Không những thế, các dãy nhà trọ chỉ có phòng ở, các công trình như nhà tắm, nhà vệ sinh đều tạm bợ. Ngoài ra, do các em học sinh còn ít tuổi, ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh nơi ăn, ở còn hạn chế. Mặc dù các điều kiện sinh hoạt tại các dãy trọ rất thiếu thốn, nhưng phụ huynh vẫn phải để con em mình ở trong những căn phòng như thế bởi mức giá thuê ở đây khá thấp.

Trọ học ngoài trường, học sinh đối diện nhiều nguy cơ mất an toàn ảnh 5
Công an xã Bản Vược phối hợp cùng nhà trường thường xuyên thăm nắm tình hình những học sinh ra ở trọ bên ngoài trường.

Theo Thiếu tá Giàng Seo Chính, Phó Trưởng Công an xã Bản Vược, thời gian qua, lực lượng công an xã đã triển khai nhiều giải pháp quản lý, giữ gìn an ninh, trật tự tại địa bàn. Riêng việc quản lý các học sinh ở trọ tại nhà dân, theo quy định, các em phải có đơn xin tạm trú với đầy đủ xác nhận của nhà trường và hộ dân nơi các em đăng ký ở trọ. Chúng tôi cũng phân công 2 đồng chí trực ban 100% tại trụ sở, tổ chức tuần tra ban đêm, nắm tình hình các khu trọ để quản lý học sinh, tuy nhiên do học sinh ở rải rác nên khó bám nắm được toàn bộ.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022 - 2023, tỉnh Lào Cai có 134 trường phổ thông dân tộc bán trú, 87 trường có học sinh bán trú và 10 trường phổ thông dân tộc nội trú. Trong đó có 44.033 học sinh bán trú với 2.528 phòng ở bán trú (trung bình 17 học sinh bán trú/phòng), trên 1260 học sinh bán trú đang phải thuê trọ bên ngoài do trường thiếu cơ sở vật chất. Do quy mô phát triển giáo dục tăng nhanh, ngân sách cấp huyện còn hạn hẹp nên việc đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh bán trú từ ngân sách cấp huyện cũng khó khăn. Để đảm bảo cơ sở vật chất trường, lớp, giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã giao chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm 616 phòng ở cho học sinh nội trú, bán trú. Đây sẽ là điều kiện để học sinh được học tập, sinh hoạt trong môi trường an toàn, nhà trường cũng thuận lợi hơn trong khâu quản lý học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

[Infographic] Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ ngày 1/4, toàn tỉnh có 7/9 huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) do thời tiết khô, nắng nóng và nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao, từ 32 - 38 độ C. Để đảm bảo an toàn, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC), giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy gây ra.

[Infographic] Tình hình an toàn giao thông quý I/2024

[Infographic] Tình hình an toàn giao thông quý I/2024

Từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm các tiêu chí về tai nạn giao thông. Tuy nhiên, những con số thống kê cho thấy, tai nạn giao thông đang diễn biến phức tạp và tăng mạnh cả về số vụ, số người chết, số người bị thương so với cùng kỳ năm 2023.

Truyện ngắn: Một chuyện tình

Truyện ngắn: Một chuyện tình

Một chuyện tình kể về ông Khang. Ông Khang từng dạy học ở một bản người Dao, sau đó ông làm nhà văn, nhà báo ở Lào Cai. Trong chuyến công tác vào miền Đông Nam Bộ ông gặp chị An - người phụ nữ để lại cho ông nhiều ấn tượng. Cuộc gặp gỡ đó ra sao? Chị An có chuyện tình như thế nào? Mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn ngay sau đây qua giọng đọc của Hoàng Thương.

[Infographic] Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030

[Infographic] Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030

Theo Kế hoạch số 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030" trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tỉnh Lào Cai sẽ đầu tư 1.914,697 tỷ đồng hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030.

Người hành khất già

Truyện ngắn: Người hành khất già

Truyện ngắn "Người hành khất già" của tác giả Nguyễn Văn Tông kể về cuộc đời cơ cực của một người đàn ông. Ông và vợ đã từng lăn lộn để đổi lấy cuộc sống tốt đẹp cho những đứa con. Thế nhưng, gần cuối đời ông lại bị chính gia đình con trai hắt hủi, sống ở vỉa hè, ghế đá, xin ăn từ người qua đường. Người hành khất già sẽ gặp những chuyện gì? Mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn ngay sau đây qua giọng đọc của Hoàng Thương.

[Infographic] Phòng, chống bệnh dại

[Infographic] Phòng, chống bệnh dại

Trong 2 tháng đầu năm, số người tử vong do bệnh dại ở 14 tỉnh, thành phố tăng so với cùng kỳ năm trước. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm công tác phòng chống bệnh dại. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có thể lây từ động vật sang người, cho đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc-xin phòng và người dân hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bệnh dại.

Ăm ắp thương yêu

TRUYỆN KỂ TỪ ĐẠI NGÀN Ăm ắp thương yêu

Trong chương trình tuần này, chúng ta sẽ cùng lắng nghe đoạn trích có tên gọi “Ăm ắp thương yêu”, trích trong tiểu thuyết Làm dâu của tác giả Duyên Phùng, tức Phùng Thị Duyên - một người con của 2 dòng máu Nùng – Thái, hiện sinh sống bằng nghề nông tại xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng. Trruyện nói về những tình cảm mẹ chồng nàng dâu, tình cảm vợ chồng của một phụ nữ đang mang thai sống ở đất khách quê chồng. Mời quý thính giả cùng lắng nghe ngay sau đây.

Mùa bưởi đưa hương

Mùa bưởi đưa hương

Mỗi năm, cứ đến mùa hoa bưởi là khắp đường làng, ngõ xóm thôn Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng lại ngan ngát hương bưởi. Hương thơm theo làn gió khi dịu nhẹ, man mác, khi nồng nàn, đắm say. Mùa bưởi bung nở cũng là lúc người dân tranh thủ ướp trà hoa bưởi, để mỗi ấm chè đãi khách lại thoang thoảng hương thơm của đất trời làng bưởi.

Mê mẩn mùa hoa lê Bắc Hà

Mê mẩn mùa hoa lê Bắc Hà

Mùa xuân, Bắc Hà không chỉ được phủ trắng hoa mận mà còn có sắc trắng tinh khôi của hoa lê bung nở khắp các triền đồi, khiến du khách mê mẩn khi tới đây.

Trải nghiệm môn thể thao mới - Pickleball

Trải nghiệm môn thể thao mới - Pickleball

Mặc dù mới du nhập về Việt Nam nhưng vài năm trở lại đây, môn thể thao mới - Pickleball đã thu hút nhiều người yêu thích và tập luyện. Có mặt tại Lào Cai từ cuối năm 2023, Pickleball cũng đang "gây nghiện" cho những ai tập chơi môn này. Môn thể thao này có gì thú vị, mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Báo Lào Cai trải nghiệm!

Truyện ngắn: Người gặp trong mưa

Truyện ngắn: Người gặp trong mưa

Nhân vật chính trong truyện “Người gặp trong mưa” là Thu - hướng dẫn viên du lịch, người mẹ đơn thân. Trong cơn mưa tầm tã ngày Quốc tế Phụ nữ, Thu đã có cuộc gặp gỡ éo le với một người lạ. Và chính người lạ ấy lại mang đến cho Thu sự ấm áp sau cơn mưa xuân. Truyện diễn biến ra sao? Mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn ngay sau đây qua giọng đọc của Hoàng Thương.

Sau hội vật xuân

Truyện ngắn: Sau hội vật xuân

Truyện ngắn “Sau hội vật xuân” của tác giả Nguyễn Văn Tông kể về lễ hội đầu xuân của làng Phèn. Lễ hội thu hút nhiều đô vật trong thôn, trong đó đô vật Thơm được kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận chức vô địch bởi anh nhiều năm liền là niềm kiêu hãnh của cả làng. Diễn biến truyện ngắn ra sao? Mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe truyện ngắn ngay sau đây qua giọng đọc của Hoàng Thương.

fb yt zl tw