Hàng loạt người dùng nhận cuộc gọi đe dọa "khóa thuê bao sau 2 giờ"

Trong bối cảnh nhà mạng yêu cầu chuẩn hóa thông tin, hàng loạt người dùng nhận cuộc gọi đe dọa "khóa thuê bao sau 2 giờ".

Theo phản ánh của chị Ngọc Nhi (Cầu Giấy, Hà Nội), sáng 16/3, chị nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ với nội dung: Thuê bao của quý khách sẽ bị khóa trong hai giờ tiếp theo. Bấm phím 9 để biết thêm chi tiết. Chị Nhi làm theo hướng dẫn, thì được kết nối với một người tự nhận là từ Cục Viễn thông.

Lấy lý do là đơn vị quản lý các nhà mạng, người này yêu cầu cô cung cấp số chứng minh nhân dân để biết lý do bị khóa. Khi từ chối, người này lên giọng, sau đó tắt máy. Khi chị Nhi gọi lại nhiều lần để hỏi lý do khóa nhưng không được.

Trong bối cảnh nhà mạng yêu cầu chuẩn hóa thông tin, hàng loạt người dùng nhận cuộc gọi đe dọa "khóa thuê bao sau 2 giờ".
Trong bối cảnh nhà mạng yêu cầu chuẩn hóa thông tin, hàng loạt người dùng nhận cuộc gọi đe dọa "khóa thuê bao sau 2 giờ".

Tương tự, anh Nguyễn Cường (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhận được cuộc gọi với nội dung như trên. Đầu bên kia hỏi về việc thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa, đồng thời yêu cầu cung cấp họ tên và số chứng minh nhân dân.

Cùng ngày, nhiều người phản ánh đã gặp tình huống như trên. Kịch bản chung là một cuộc gọi tự động thông báo họ sắp bị khóa thuê bao sau hai giờ, sau đó yêu cầu bấm số để biết thêm chi tiết.

Đầu bên kia xưng là người của Cục Viễn thông hoặc Trung tâm Quản lý nhà mạng, hỏi thuê bao có phải sim chính chủ không, đồng thời yêu cầu đưa thông tin như tên tuổi, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam NCS cho biết tình trạng này có xu hướng tăng mạnh khi nhà mạng triển khai chiến dịch chuẩn hóa thông tin. Trong đó, các thuê bao không đúng chuẩn, chưa trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa một chiều từ ngày 31/3.

Ông Sơn cho biết, thực chất đây là cuộc gọi mạo danh nhằm thu thập thông tin cá nhân người dùng để phục vụ cho những chiến dịch lừa đảo tiếp theo. Kẻ xấu thường khai thác tâm lý nạn nhân, nhắm vào vấn đề liên quan đến quyền lợi, luật pháp nên càng khiến cho người nghe dễ lo lắng, hoảng sợ và làm theo các kịch bản một cách vô thức.

Chiêu gọi giả mạo Cục viễn thông này không mới, nhưng diễn ra đúng lúc các nhà mạng đồng loạt thực hiện rà soát để khóa thuê bao khiến người dùng rất khó phân biệt thật giả, dễ bị mắc lừa.

Đại diện Cục Viễn thông xác nhận có hiện tượng kẻ xấu lợi dụng việc chuẩn hóa thông tin thuê bao để yêu cầu người dùng đăng nhập, cung cấp thông tin qua các đường link, website giả mạo.

Cục khẳng định họ và các cơ quan quản lý nhà nước nói chung không thực hiện việc gọi điện tới người dân dọa khóa thuê bao hay yêu cầu chuẩn hóa thông tin. Việc chuẩn hóa chỉ được thực hiện bởi kênh chính thức của nhà mạng. Người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động tra cứu, trao đổi qua kênh chính thống.

Ngoài ra, quá trình chuẩn hóa không có nội dung nào cần thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng. Người dùng tuyệt đối không thực hiện thao tác liên quan đến chuyển tiền, đăng nhập tài khoản ngân hàng.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cuộc gọi nói là từ cơ quan chức năng nhưng lại đòi dữ liệu cá nhân hay chuyển khoản đều là giả mạo. Người dùng cần cảnh giác và xác minh bất kỳ thông tin nào nhận được.

Ví dụ, kiểm tra số điện thoại người gọi xem có đúng là số đã được công bố hay không, hoặc đến trực tiếp địa điểm giao dịch chính thức để thực hiện.

Trước thực trạng cuộc gọi lừa đảo đang rộ trở lại, các chuyên gia khuyến nghị, người dùng nên chủ động kiểm tra thuê bao điện thoại của mình đã chuẩn hóa theo quy định hay chưa để tránh mắc bẫy.

Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

TAND thành phố Lào Cai: Tổ chức phiên tòa xét xử lưu động kết hợp giáo dục pháp luật cho hơn 1.100 học sinh

TAND thành phố Lào Cai: Tổ chức phiên tòa xét xử lưu động kết hợp giáo dục pháp luật cho hơn 1.100 học sinh

Sáng 25/3, tại Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai, TAND thành phố Lào Cai phối hợp tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy kết hợp tuyên truyền pháp luật cho hơn 1.100 học sinh nhà trường.

Cảnh giác với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Cảnh giác với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Hiện nay, tình trạng tấn công chiếm quyền điều khiển (hack) tài khoản mạng xã hội để lừa vay tiền diễn ra thường xuyên trên không gian mạng, dễ làm người thân, bạn bè chủ tài khoản bị hack sập bẫy. Tinh vi hơn nữa là hành vi hack hoặc tạo tài khoản giả mạo rồi sử dụng tài khoản ngân hàng có thông tin trùng với chủ tài khoản bị hack, bị giả mạo thì người cảnh giác cao cũng có thể bị lừa.

Bắt giữ đối tượng trốn truy nã tàng trữ trái phép chất ma túy

Bắt giữ đối tượng trốn truy nã tàng trữ trái phép chất ma túy

Ngày 22/3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với Công an thành phố Lào Cai bắt giữ thành công đối tượng Lê Minh Pha (sinh năm 1993, hộ khẩu thường trú tại xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Đặc biệt, đây là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh truy nã với tội danh mua bán trái phép chất ma túy.

fb yt zl tw