Phát triển các mô hình “chợ 4.0”

LCĐT - Trong cuộc “chạy đua” với công nghệ 4.0, nhiều lĩnh vực đang bắt kịp xu thế, thu lại nhiều kết quả. Trong lĩnh vực thương mại, không chỉ có các doanh nghiệp tiếp cận với các sàn thương mại điện tử, mà nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống cũng nhanh nhạy nắm bắt cơ hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong bán hàng và thanh toán. Các mô hình “chợ 4.0” dần hình thành.

Tại chợ du lịch Phố Mới (thành phố Lào Cai), nhiều ki-ốt bán hàng đã đặt mã QR để người tiêu dùng có thể thanh toán không dùng tiền mặt. Sau khi tham quan, lựa chọn được một số mặt hàng thời trang, chị Mai Thị Ngọc Linh - du khách đến từ Nam Định - chọn cách quét mã QR để thanh toán. Chị Linh cho biết: Tôi đi du lịch Lào Cai. Vì di chuyển nhiều chặng và nhiều hành lý nên tôi hạn chế mang theo nhiều tiền mặt. Khi qua đây thấy gắn biển “Chợ 4.0”, tôi ghé vào mua hàng. Các cửa hàng ở đây đều có thể quét mã hoặc chuyển khoản thanh toán, rất tiện lợi.

Khách hàng quét mã QR để thanh toán khi mua sắm tại chợ Nguyễn Du.
Khách hàng quét mã QR để thanh toán khi mua sắm tại chợ Nguyễn Du.

Tại thành phố Lào Cai, không chỉ chợ du lịch Phố Mới, hầu hết cửa hàng tại các chợ Kim Tân, Nguyễn Du, Cốc Lếu… cũng chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt bằng hình thức quét mã QR hoặc chuyển khoản. Chị Nguyễn Thị Thu Nhiên, chủ một cửa hàng kinh doanh tại chợ Nguyễn Du cho biết: Nhiều người tiêu dùng đi mua sắm, đặc biệt là khách hàng trẻ thường chọn thanh toán không dùng tiền mặt. Các đơn vị cung ứng dịch vụ QR Pay hoặc các ngân hàng cũng kích cầu bằng cách phát hành các mã giảm giá cho người tiêu dùng khi thanh toán. Thanh toán bằng các ứng dụng không chỉ thuận tiện mà còn tiết kiệm chi phí.

Phát triển các mô hình “chợ 4.0” ảnh 2
Khách mua sắm có thể quét mã thanh toán không dùng tiền mặt tại nhiều ki-ốt của các chợ 4.0.

Không chỉ ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống ở các địa phương từ vùng thấp đến vùng cao cũng bắt kịp xu thế “4.0” khi tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử. Những chủ cửa hàng thông thạo công nghệ thông tin còn mở rộng lượng khách hàng của mình thông qua các hình thức bán hàng trực tuyến để tương tác, bán hàng cho những người tiêu dùng không có thời gian đi mua sắm tại chợ.

Anh Trần Hải Linh, tiểu thương chợ Sa Pa (thị xã Sa Pa) cho biết, dù ở Sa Pa nhưng chỉ cần có internet là có thể kết nối với khách hàng khắp nơi. Anh thường kinh doanh các mặt hàng qua kênh Shopee, Facebook. Việc tiếp cận và tương tác với khách hàng cũng dễ dàng, giúp lượng hàng bán ra nhiều hơn so với chỉ kinh doanh thông thường tại chợ như trước đây.

Tiểu thương tại chợ Sa Pa livestream bán hàng online cho khách hàng trên internet.
Tiểu thương tại chợ Sa Pa livestream bán hàng online cho khách hàng trên internet.

Được biết, có hơn 90% tiểu thương tại chợ Sa Pa áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó, nhiều tiểu thương cũng bắt kịp xu thế trong “kỷ nguyên công nghệ số”, sử dụng các tiện ích của mạng xã hội phục vụ bán hàng. Thời gian tới, thị xã Sa Pa tiếp tục tuyên truyền, vận động tiểu thương kinh doanh ở các chợ đa dạng các hình thức bán hàng, đặc biệt là chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch mua, bán.

Ông Triệu Thiết Nghĩa, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa cho biết: Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động tiểu thương đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào kinh doanh, đặc biệt trong việc đưa các loại hàng hóa của Sa Pa lên sàn thương mại điện tử, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để thuận tiện hơn cho người dân và du khách trong mua sắm, mang lại những trải nghiệm tốt hơn, tiện lợi hơn khi đến Sa Pa.

Xây dựng mô hình “chợ 4.0” là cách mà nhiều chợ truyền thống đang hướng đến. Đây cũng là điều kiện để các tiểu thương có thể cạnh tranh với nhiều hình thức bán hàng trên không gian mạng. Để làm được điều này, rất cần sự vào cuộc, hỗ trợ của ngành chức năng, giúp tiểu thương và người dân tiếp cận nhiều tiện ích hiện đại, thúc đẩy hoạt động dịch vụ phù hợp với thời đại công nghệ số.           

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Cốc San tích cực chuyển đổi số

Cốc San tích cực chuyển đổi số

Xã Cốc San là địa phương vùng ven của thành phố Lào Cai đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Xã định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - lâm nghiệp sang dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và việc chuyển đổi số đang được cán bộ và người dân tích cực thực hiện.

fb yt zl tw