Cỗ máy biết tuốt

Tôi dành cả buổi để tương tác với ChatGPT và sững sờ nhận ra nó có thể sẽ trở thành cỗ máy biết tuốt.

Tôi yêu cầu ChatGPT trả lời các câu hỏi, cả nghiêm túc lẫn bông đùa, và tương tác qua lại để kiểm tra khả năng học của nó. Những câu hỏi nghiêm túc và rõ ràng thì ChatGPT trả lời rất tốt. Còn các câu bông đùa hoặc có ẩn ý thì chatbot này không hiểu và trả lời... lung tung.

Với nhiều vấn đề chuyên môn, nếu nhận được câu hỏi thích hợp, ChatGPT cung cấp các câu trả lời đạt trình độ chuyên gia.

Các con tôi cũng hứng thú đưa ra thử thách. Bé lớp 3 yêu cầu ChatGPT viết một bài văn về người thân trong gia đình, còn bạn lớp 8 yêu cầu viết nghị luận xã hội về ý nghĩa của sự tự tin. Kết quả, các bài văn tốt ngoài mong đợi. Đặc biệt, bài viết bằng tiếng Anh vượt xa khả năng viết của một học sinh lớp 8 như con tôi.

Điều này dẫn tôi đến một suy nghĩ: Nếu mở rộng số lượng người dùng và cải thiện tính năng tự học theo thời gian, ChatGPT sẽ trở thành một cỗ máy biết tuốt, nhưng chưa biết bông đùa. Chỉ vậy thôi cũng đủ làm chúng ta giật mình.

Tôi tự hỏi mình có nên cho phép con sử dụng chatbot để làm bài tập?

Rõ ràng, sự ra đời của ChatGPT và các sản phẩm trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh là một thực tế không thể phủ nhận. Tránh tiếp xúc hay ngăn cấm sử dụng là điều bất khả thi. Vì thế, tôi sẽ cho phép con mình dùng khi thấy cần thiết.

Một ngày nào đó gần thôi, ChatGPT hay các phần mềm AI tương tự, sẽ trở nên phổ biến và thiết yếu như Google hiện nay.

Trước viễn cảnh đó, tôi tự hỏi: giáo dục cần phải làm gì để thích ứng?

Chắc chắn, giáo dục theo lối nhồi nhét kiến thức và ghi nhớ sẽ còn rất ít giá trị. Việc ôn luyện các loại "văn mẫu - toán dạng" để thi lấy điểm cao sẽ không giúp ích gì nhiều người học khi ai cũng có một cỗ máy biết tuốt bên cạnh.

Thay vì tập trung vào ghi nhớ thông tin và kiến thức, điều quan trọng hơn là dạy học sinh biết cách đưa ra các câu hỏi.

Đây là những thách thức hoàn toàn mới đối với giáo dục. Điều đó có nghĩa, chương trình giáo dục phổ thông 2018, đang được hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng, đã đối mặt với nguy cơ lạc hậu.

Tuy vậy, không thể bỏ chương trình giáo dục hiện thời để làm một chương trình mới, chúng ta chỉ cần điều chỉnh để thích ứng. Vấn đề là điều chỉnh theo hướng nào?

Đầu tiên, cũng là lựa chọn tối ưu và dễ nhất, là thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá, thi cử để cho dạy và học không còn chạy theo thành tích điểm số nữa. Giáo dục Việt Nam có truyền thống thi sao thì dạy và học như vậy. Do đó, thay đổi cách thi và tiêu chuẩn đánh giá sẽ thay đổi cách dạy và cách học.

Thứ hai là thực hiện linh hoạt và mở trong chương trình giáo dục quốc gia, cho phép các trường giảm tải một số nội dung ôm đồm và được phép triển khai các chương trình giáo dục riêng, đáp ứng nhu cầu mới của người học và thích ứng với sự phát triển mới của công nghệ.

Thứ ba là khuyến khích triển khai các chương trình giáo dục mang tính khai phóng xuống bậc phổ thông, giúp khai mở nhân tính và giải phóng tiềm năng của người học. Các chương trình này sẽ hướng vào việc làm chủ cảm xúc và thế giới nội tâm, nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân tính, phát triển cá tính, bảo vệ lương tâm và phẩm giá con người...

Nếu trí tuệ tự nhiên của con người một ngày nào đó có thể sẽ thua trong việc cạnh tranh với trí tuệ nhân tạo của các cỗ máy, thì ý thức về bản thân, cảm xúc và tình yêu thương sẽ là những lĩnh vực mà các cỗ máy này khó lòng chạm đến.

Bên cạnh nhận thức có tính trí tuệ, con người còn có cảm thức về đạo đức, thẩm mỹ và sự hài hòa. Vì thế, trong bốn giá trị phổ quát Chân - Thiện - Mỹ - Hòa, trí tuệ nhân tạo cùng lắm cũng chỉ tiến dần về các tri thức khách quan, tức một phần của cái Chân, còn cảm thức về cái Thiện, Mỹ, Hòa chắc chắn vẫn là lãnh địa và nguồn cội của riêng bản tính con người.

Cuối cùng, trước sự ra đời của các hệ thống AI đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, điều quan trọng là ý thức mạnh mẽ và rõ ràng về việc "mình làm chủ nó thay vì để nó làm chủ mình".

Con người chỉ thực sự là con người nếu giữ được ý thức về bản thân và giữ được tâm thế chủ động khi sử dụng công nghệ và máy móc. Nếu không, con người sẽ tự biến mình thành những chi tiết nối dài của máy móc, và qua đó, từng bước đánh mất nhân tính trong thời đại bùng nổ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Chiều 16/4, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn trường học; phòng chống đuối nước và tệ nạn xã hội trong trường học với sự tham gia của gần 20 nghìn học sinh (từ lớp 4 đến lớp 12) tại 300 điểm cầu thuộc 73 trường phổ thông trên địa bàn huyện.

Đào tạo chuyên gia an ninh mạng theo hướng thực chiến

Đào tạo chuyên gia an ninh mạng theo hướng thực chiến

Nhằm giải cơn khát thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực an toàn thông tin, Hệ thống Đào tạo công nghệ thông tin Quốc tế Bachkhoa-Aptech vừa công bố các chương trình đào tạo nhân lực theo hướng thực chiến với thời gian đào tạo từ 4 tháng đến 2 năm.

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Khi Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thẻ căn cước công dân sẽ được đổi tên thành thẻ căn cước để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhân dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới...

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.

fb yt zl tw