Phòng, chống tiêu cực trong đào tạo, sát hạch lái xe

Bộ Giao thông vận tải cho biết, đã có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân, Sở Giao thông vận tải các địa phương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

Để tăng cường quản lý, nâng cao hơn chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe và thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Bộ Giao thông vận tải đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các cơ quan, lực lượng chức năng, chính quyền cấp huyện trên địa bàn triển khai các biện pháp cụ thể nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

Các Sở Giao thông vận tải có giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác này, tăng cường kiểm tra các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục thiếu sót; chỉ đạo hội đồng sát hạch, tổ sát hạch, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này.

Đối với Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

Phòng, chống tiêu cực trong đào tạo, sát hạch lái xe

Bộ cũng yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam tăng cường kiểm tra tại các địa phương, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe. Cùng đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ dữ liệu, cung cấp thông tin, phối hợp chặt chẽ các cơ quan, đơn vị chức năng của ngành Công an, Y tế và các bộ, ngành trong quản lý, giám sát đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe có ảnh hưởng lớn đến xã hội và trực tiếp đến người dân, đơn vị vận tải, cũng như bảo đảm an toàn giao thông. Bên cạnh đó, lĩnh vực này cũng luôn tiềm ẩn có thể xảy ra tiêu cực.

Những năm gần đây, công tác này được Bộ chỉ đạo bằng việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định; xây dựng, ban hành các thông tư, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. Cục Đường bộ Việt Nam và các địa phương cũng chỉ đạo các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe bổ sung, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và giám sát theo quy định. Người dân thuận tiện hơn khi dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong cấp đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia được triển khai.

Đánh giá về công tác đào tạo, sát hạch lái xe thời gian qua, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho rằng, việc quản lý đào tạo, sát hạch lái xe đã được đổi mới theo hướng xã hội hóa. Chương trình đào tạo lái xe được tham khảo chương trình của các nước có trình độ phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình đào tạo đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và mang tính xã hội hóa cao, cùng với quản lý số lượng lớn người học nên cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế.

“Trong thời gian qua, các giải pháp về công nghệ đã được áp dụng để giám sát chặt quá trình đào tạo và sát hạch lái xe ô-tô, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tiêu cực trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần dùng cơ chế thị trường để rà soát, điều chỉnh, hạn chế, loại bỏ yếu tố tiêu cực. Các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, công khai tỷ lệ sát hạch và tỷ lệ thi đạt của từng trung tâm đào tạo, giúp người học nhận diện được chất lượng của từng cơ sở để lựa chọn”, ông Quyền nói.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 13/4 tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Không chỉ là tấm ảnh chụp chung của nhóm bạn thân hoặc tập thể lớp, kỷ yếu giờ đây được xem như là nơi lưu giữ khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học sinh, sinh viên và còn là minh chứng của sự trưởng thành. Để có những tấm ảnh đẹp của tuổi thanh xuân, nhiều bạn trẻ đã đầu tư từ công sức, thời gian, chất xám đến cả vật chất nhằm tạo ra những bộ ảnh kỷ yếu cá nhân ấn tượng, độc đáo.

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ. Đáng lo ngại, nhiều người sở hữu nhiều SIM nhưng không đứng tên chính chủ. Điều này cũng đồng nghĩa, hiện vẫn còn nhiều SIM rác tràn lan nhưng chưa được các nhà mạng quản lý triệt để.

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Bộ Y tế cho biết nhận được công văn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc trên ứng dụng VNeID nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực

Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực

Ngày 13/4, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực, các định hướng dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

fb yt zl tw