Nữ cán bộ mặt trận gieo "hạt giống" đoàn kết

LCĐT - 20 năm làm công tác mặt trận, bà Lồ Lài Sửu (sinh năm 1963), Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thanh Bình (huyện Mường Khương) luôn hết mình với công việc chung, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Bà cho rằng: “Người làm công tác mặt trận cần phải quan tâm chăm lo đời sống của người dân, có như vậy thì mới tạo nên sự gắn kết, yêu thương, đồng thuận trong nhân dân”.

Chúng tôi gặp bà Sửu trong chuyến thăm, tặng quà hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn trên địa bàn xã Thanh Bình. Qua tiếp xúc, chúng tôi càng hiểu hơn về công việc cũng như sự nhiệt huyết, chân tình của bà đối với người dân địa phương. Những suất quà do bà Sửu cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam xã trực tiếp vận động từ các “Mạnh Thường Quân” đã giúp nhiều hộ vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Đối với những người yếu thế, bà Sửu giống như người thân, điểm tựa tinh thần, bà luôn sẵn sàng lắng nghe, động viên họ.

Nói về quá trình làm công tác mặt trận, bà Sửu luôn nhắc đến tính cố kết cộng đồng, các phong trào tốt, cách làm hay của tập thể, còn những khó khăn, vất vả của bản thân thì bà không nhắc đến. 100% người dân thôn Lao Hầu là đồng bào dân tộc thiểu số, hơn 90% người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp và bấp bênh. Trước những khó khăn này, muốn bà con tham gia nhiệt tình các phần việc của thôn là việc không dễ. Nhưng bằng sự năng nổ, nhiệt tình, bà không ngại khó, ngại khổ, kiên trì phối hợp với các tổ chức đoàn thể chia sẻ và vận động người dân thực hiện các phong trào ở địa phương.

Nữ cán bộ mặt trận gieo "hạt giống" đoàn kết ảnh 2
Bà Lồ Lài Sửu chia sẻ về kinh nghiệm phát triển kinh tế cho người dân trong thôn.

Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con trong thôn, bà Sửu đi đầu trong việc mở rộng diện tích trồng ớt, trong khi phần lớn người dân đã bỏ loại cây này. Nhờ sự chăm chỉ và kinh nghiệm sản xuất, cây ớt phát triển nhanh, sản lượng tốt. Số tiền thu được từ bán ớt, gia đình bà mua gia súc, gia cầm về chăn nuôi. Bà luôn chủ động chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với người dân, đồng thời vận động bà con lấy ngắn nuôi dài, chú trọng phát triển những cây phù hợp với khí hậu của địa phương; vận động các hộ vay vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế. Bản thân bà Sửu đã cho nhiều hộ trong thôn vay khoảng 30 triệu đồng không lấy lãi để đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

Là người nhận được sự giúp đỡ trực tiếp từ bà Sửu, anh Lồ Thế Hùng ở thôn Lao Hầu, xã Thanh Bình cho biết: Nhiều năm nay, bà Sửu và cán bộ mặt trận như người thân của gia đình. Việc lớn, việc nhỏ của gia đình tôi đều nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

“Việc lớn” mà anh Hùng nhắc đến là chuyện bà Sửu không ngại trời đêm lạnh giá mang 30 triệu đồng cho anh vay khi nghe tin gia đình anh không có tiền lo hậu sự cho anh trai. Ngoài gia đình anh Hùng, có gần 60 hộ ở thôn Lao Hầu cũng nhận được sự giúp đỡ từ bà Sửu trong lúc khó khăn.

Bà Lồ Lài Sửu (thứ 4 từ phải sang) truyền dạy cách hát các làn điệu dân ca Bố Y cho thế hệ trẻ.
Bà Lồ Lài Sửu (thứ 4 từ phải sang) truyền dạy cách hát các làn điệu dân ca Bố Y cho thế hệ trẻ.

Ngoài ra, bằng sự gần gũi, cởi mở và cách làm việc “thấu tình, đạt lý”, bà Sửu và Ban Công tác Mặt trận thôn Lao Hầu luôn hoàn thành tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Từ những vụ việc mâu thuẫn đất đai đến những bất hòa, khi có gia đình trong cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, bà cùng các thành viên trong Tổ hòa giải của thôn chủ động nắm tình hình, kịp thời hóa giải.

Với những đóng góp cho sự phát triển của thôn, bà Sửu đã nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen trong các phong trào như “Sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt”, “Thành tích tốt trong công tác mặt trận”, “Hộ gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc, “Thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Trong năm 2021, bà được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác mặt trận giai đoạn 2015 - 2020.

Ông Ly Chẩn Sài, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thanh Bình nhận xét: Bà Sửu luôn nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm với công việc. Bà là “sợi dây” gắn kết, khơi dậy sức mạnh đoàn kết của Nhân dân thôn Lao Hầu, góp sức vào sự ổn định và phát triển chung của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw