Thổ Nhĩ Kỳ hoãn đàm phán gia nhập NATO với Thụy Điển và Phần Lan vô thời hạn

Thổ Nhĩ Kỳ đã hoãn vô thời hạn vòng đàm phán mới với Thụy Điển và Phần Lan về vấn đề gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của hai quốc gia này.

Thổ Nhĩ Kỳ hoãn đàm phán gia nhập NATO với Thụy Điển và Phần Lan vô thời hạn ảnh 1

Cờ NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan trong bức ảnh được chụp vào ngày 18/5/2022.

Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền nước này đã tuyên bố ngừng các cuộc họp và đàm phán ba bên với Thụy Điển và Phần Lan về việc gia nhập NATO trong một thời gian không xác định. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định sẽ không ủng hộ việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO, chừng nào Stockholm còn “không tôn trọng tín ngưỡng Hồi giáo và tiếp tục ủng hộ các tổ chức khủng bố”.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra cảnh báo này sau khi Thụy Điển đã cho phép một cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm cách đây 5 ngày. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích mạnh mẽ hành động đốt kinh Koran trong cuộc biểu tình này.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thụy Điển thông báo về việc đóng cửa Đại sứ quán nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình.

Căng thẳng giữa hai bên đã bùng phát trong những ngày qua sau vụ việc chính trị gia cánh hữu Rasmus Paludan đốt kinh Koran của người Hồi giáo trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Thụy Điển. Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia Arab, Hồi giáo đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động này.

Thụy Điển và Phần Lan đã quyết định gia nhập NATO vào tháng 5/2022 trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Đề nghị này đã được 28 quốc gia thành viên NATO chấp thuận, ngoại trừ hai quốc gia chưa thông qua quyết định cuối cùng là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara nêu ra điều kiện đối với hai nước Bắc Âu là phải giao nộp các nhà hoạt động bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là có liên quan đến khủng bố, để đổi lấy sự chấp thuận của nước này trong việc gia nhập NATO.

Với những động thái mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan khó có triển vọng gia nhập NATO trước khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 5 tới.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong-hoon ngày 11/4 đã tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của đảng PPP trong cuộc tổng tuyển cử trước đó một ngày. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đệ đơn từ chức trong cuộc họp nội các sáng cùng ngày.

fb yt zl tw