Phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao:

Cần giải quyết khó khăn về tiêu chí thủy lợi

LCĐT - Mặc dù đã sắp hết năm 2022, nhưng thật bất ngờ khi cả 6 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đều có nhiều tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai (tiêu chí số 3).

Phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022, tuy nhiên xã Quang Kim (huyện Bát Xát) chưa thể đạt mục tiêu đề ra. Ông Chu Văn Hội, Chủ tịch UBND xã Quang Kim cho biết: Xã còn 10/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao chưa đạt, trong đó có tiêu chí thủy lợi.

Theo phân tích của Chủ tịch UBND xã, năm 2013, Quang Kim đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, các tiêu chí đạt đã “lỗi thời” so với Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, trong tiêu chí thủy lợi và  phòng, chống thiên tai có chỉ tiêu về tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ≥30% (chỉ tiêu 3.3), để thực hiện chỉ tiêu này rất khó, bởi chi phí đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm rất cao và phải đồng bộ, với hộ sản xuất nông nghiệp thuần túy sẽ khó thực hiện.

Mô hình trồng cà chua của gia đình ông Đỗ Văn Nguyên, thôn Làng Quang, xã Quang Kim (Bát Xát) áp dụng tưới tiết kiệm.
Mô hình trồng cà chua của gia đình ông Đỗ Văn Nguyên, thôn Làng Quang, xã Quang Kim (Bát Xát) áp dụng tưới tiết kiệm.

Có chăng, hợp tác xã, doanh nghiệp và số ít hộ sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, tập trung thì có thể đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm. Ngặt nỗi chi phí đầu tư lớn, nhưng đầu ra cho nông sản bấp bênh, giá bán cũng không cao hơn, thành ra không đem lại hiệu quả kinh tế.

“Vẫn biết tài nguyên nước không phải là vô tận, nên việc tưới tiết kiệm là rất cần thiết, nhưng điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn xã, nguồn nước dồi dào, không xảy ra thiếu nước sản xuất trong cả mùa khô, nên để vận động người dân đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước là rất khó. Cả xã hiện có 2 mô hình đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước với quy mô nhỏ”, ông Chu Văn Hội nói.

Là 1 trong 2 hộ trên địa bàn xã Quang Kim đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm phục vụ sản xuất nông nghiệp, ông Đỗ Văn Nguyên, thôn Làng Quang cho biết: Gia đình tôi đầu tư 100 triệu đồng để xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm, giá thể phục vụ gieo trồng 2 vụ dưa lưới, 1 vụ cà chua trên diện tích 2.000 m2. Việc sản xuất theo quy trình khép kín trong nhà màng kết hợp với tưới tự động, tiết kiệm nước giúp mẫu mã, chất lượng sản phẩm cao hơn, nhưng giá bán không cao hơn sản xuất truyền thống, trong khi đầu tư lớn, nếu hạch toán kỹ thì lợi nhuận không đáng kể.

 Thực tế cho thấy, yêu cầu tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ≥30% không phù hợp, bởi mỗi địa phương có cây trồng chủ lực khác nhau. Ông Đỗ Văn Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) cho rằng, theo phê duyệt, xã Nghĩa Đô có 2 cây trồng chủ lực là quế và dâu tằm. Đối với cây quế, nếu đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm thì phi thực tế, còn với cây dâu tằm, do đặc tính chịu hạn cao nên không cần tưới nước. Do vậy, để đạt chỉ tiêu tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ≥30% đối với xã Nghĩa Đô là không thể. Cũng chỉ vì chỉ tiêu này mà xã Nghĩa Đô không đạt tiêu chí thủy lợi. “Xã đã kiến nghị với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện và tỉnh xem xét, điều chỉnh lại chỉ tiêu này thành chỉ tiêu “mềm” cho phù hợp với thực tế”, ông Đỗ Văn Lưu cho biết.

Không chỉ Quang Kim, Nghĩa Đô, mà 4 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022, gồm Liên Minh (Sa Pa); Yên Sơn, Tân Dương (Bảo Yên); Tả Phời (thành phố Lào Cai) đều không đạt tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai mà nguyên nhân là do không đạt chỉ tiêu 3.3. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra yêu cầu cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Trong đó, đối với tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai, trong 6 chỉ tiêu, có chỉ tiêu tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là chỉ tiêu mới. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu rất khó thực hiện, bởi chi phí đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm khá tốn kém, trong khi điều kiện kinh tế của hộ sản xuất nông nghiệp có hạn; mặt khác chỉ áp dụng với cây trồng chủ lực của địa phương.

Để giải quyết khó khăn này, ngày 18/12/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 33 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 16 Quy định kèm theo Nghị quyết 26 ngày 4/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo đó, điều 16a về hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước quy định: Các hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây chè, cây dược liệu được hỗ trợ 1 lần 30% tổng mức đầu tư hệ thống, thiết bị tưới. Mức hỗ trợ theo thực tế nhưng không quá 2 tỷ đồng/dự án. Các hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau: Có quy mô cây trồng tối thiểu 50 ha; có hợp đồng liên kết với hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất; hệ thống tưới đầu tư hoàn thành và được cơ quan chuyên môn cấp huyện nghiệm thu.

Việc ban hành chính sách hỗ trợ là rất cần thiết, tuy nhiên các điều kiện đặt ra tương đối cao, nhất là diện tích cây trồng tối thiểu 50 ha. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, hầu hết các địa phương mong tỉnh điều chỉnh lại chỉ tiêu này cho phù hợp với thực tế sản xuất của từng vùng, từng địa phương cũng như để tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với việc đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw