Si Ma Cai:

Đồng bào đoàn kết, sáng tạo xây dựng nếp sống văn minh

LCĐT - Thôn Sán Chá của xã Thào Chư Phìn có 147 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thu Lao và dân tộc Mông. Thôn nằm trên sườn núi với khu dân cư đông đúc, nổi bật hẳn bởi đa số là nhà xây khang trang chẳng khác gì đô thị giữa núi rừng. Buổi tối, đứng ở phía trụ sở UBND xã Thào Chư Phìn nhìn sang, thôn Sán Chá có ánh điện sáng lung linh suốt đêm.

Anh Lù Seo Tùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Sán Chá cho biết: Việc thắp điện sáng đường thôn chẳng những không tốn nhiều tiền của bà con, mà còn tiết kiệm, bởi từ tháng 4 năm nay, qua tuyên truyền, vận động của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và thôn, 147 hộ trong thôn đồng tình đóng góp mỗi hộ 100 nghìn đồng để thực hiện mô hình bóng điện năng lượng mặt trời thắp sáng khu dân cư, với 10 bóng đèn năng lượng mặt trời, tổng kinh phí hơn 16 triệu đồng.

Đồng bào đoàn kết, sáng tạo xây dựng nếp sống văn minh ảnh 1
Người dân thôn Sán Chá (xã Thào Chư Phìn) lắp bóng điện năng lượng mặt trời cho tuyến đường thôn.

Anh Ma Seo Tráng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thào Chư Phìn cho biết: Sán Chá là thôn tiên phong trong xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn xã. Từ khi có điện sáng đường thôn, bà con đi lại dễ dàng, lại đỡ tiền thắp sáng bóng điện ngoài sân. Tình hình an ninh, trật tự vì thế có nhiều chuyển biến.

Đồng bào đoàn kết, sáng tạo xây dựng nếp sống văn minh ảnh 2
Tuyến đường trục thôn Sán Chá (xã Thào Chư Phìn) được lắp bóng điện năng lượng mặt trời từ nguồn đóng góp của người dân.

Rời xã Thào Chư Phìn, chúng tôi có mặt tại thôn Hòa Bình (xã Sán Chải) đúng dịp bà con trong thôn tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Năm 2022, thôn Hòa Bình được cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã biểu dương, khen thưởng vì đạt nhiều kết quả trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là vệ sinh môi trường và phòng, chống rác thải nhựa.

Chị Lừu Thị Chú, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Hòa Bình kể: Thôn có 127 hộ, đều là đồng bào dân tộc Mông, sống ở 4 xóm dân cư. Thực hiện Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025”, thứ 7 hằng tuần, bà con các xóm tổng vệ sinh trên địa bàn. Theo thói quen truyền thống, bà con đi chợ phiên hoặc đi nương thường đeo lù cở để đựng các vật dụng cần thiết nên ít sử dụng túi ni-lông. Ngoài ra, mỗi hộ trong thôn được phát 1 chiếc làn để đi chợ, do đó việc sử dụng túi ni-lông giảm hẳn.

Từ mô hình vệ sinh môi trường và phòng, chống rác thải nhựa ở thôn Hòa Bình, phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường thôn, bản sạch, đẹp được triển khai rộng ra các thôn của xã Sán Chải. Các thôn đưa quy định về bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa vào quy ước, hương ước của thôn, định kỳ tổ chức tổng vệ sinh mỗi tuần 1 lần. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường dần trở thành việc làm tự giác của mỗi người dân, mỗi gia đình.

Đồng bào đoàn kết, sáng tạo xây dựng nếp sống văn minh ảnh 3
Đồng bào Mông ở thôn Hòa Bình (xã Sán Chải) duy trì tổng vệ môi trường mỗi tuần một lần.

Theo ông Giàng Sín Chớ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Si Ma Cai, năm 2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, hiệu quả, hội nhập quốc tế” trên địa bàn huyện, đồng thời tổ chức chỉ đạo mặt trận các xã, thị trấn phối hợp với các tổ chức đoàn thể quán triệt, triển khai tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trong toàn huyện. 

Qua 1 năm thực hiện, đến nay, huyện Si Ma Cai đã thành lập và duy trì hiệu quả 10 mô hình “Đoàn kết, sáng tạo” ở các xã, thị trấn, nổi bật là mô hình “Bóng đèn năng lượng mặt trời thắp sáng khu dân cư” tại thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn; mô hình “Vệ sinh môi trường nông thôn, chống rác thải nhựa” ở thôn Hòa Bình, xã Sán Chải; mô hình “Xây dựng tuyến phố văn minh” ở Phố Thầu, thị trấn Si Ma Cai.

Ngoài ra còn có các mô hình: “Không sinh con thứ 3”; “Cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu trong việc tang”; “Dòng họ Sùng tự quản về an ninh, trật tự”; “Cải tạo và chăm sóc cây lê Tai nung”; “Phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”... Vừa qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã lựa chọn 2 mô hình để đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh công nhận sản phẩm sáng tạo năm 2022.

“Trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chỉ đạo MTTQ các xã tổng kết, đánh giá các mô hình. Đối với những mô hình thiết thực, hiệu quả cần tiếp tục nhân rộng”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Si Ma Cai nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sáng 3/4, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã có phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 10).

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Để đảm bảo số liệu hiện trạng rừng phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1522/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai một số nội dung về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023.

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy diện tích lúa xuân năm 2024 và đang bắt tay vào thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân; thường xuyên thăm đồng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng, trừ đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Mùa quay mật ong

Mùa quay mật ong

Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.

Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp

Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp

Thời gian qua, những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới, góp phần tạo sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế, bên cạnh đó, thúc đẩy triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

fb yt zl tw