Mường Khương: Khó khăn triển khai các dự án giao thông nông thôn

LCĐT - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Mường Khương đã triển khai làm hơn 300 km đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên đến nay, hệ thống giao thông nông thôn theo tiêu chí cũ đã phát sinh nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cần nâng cấp theo chuẩn mới. Trong khi đó, việc triển khai thực hiện các dự án giao thông mới tại các xã cũng đang phát sinh nhiều khó khăn, cần tháo gỡ.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Mường Khương, trong 4 tiêu chí về giao thông nông thôn (theo chuẩn mới tại Quyết định số 894 ngày 29/4/2022 của UBND tỉnh) thì chỉ có 1 tiêu chí đạt là đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 3 tiêu chí còn lại về giao thông nông thôn đến nay nhiều xã chưa đạt hoặc chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, tuyến Tỉnh lộ 154 - tuyến giao thông huyết mạch kết nối và đi qua các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao - đang xuống cấp trầm trọng, cần nâng cấp.

Dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 154 đoạn qua xã Nấm Lư còn nhiều khó khăn.
Dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 154 đoạn qua xã Nấm Lư còn nhiều khó khăn.

Cụ thể, tại các xã Cao Sơn, La Pan Tẩn, Tả Thàng, Nấm Lư… - những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện - cho thấy nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng. Địa bàn các xã này có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, bởi tập trung diện tích lớn cây chè hàng hóa, lúa chất lượng cao và các điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều năm qua, huyện không thể thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vì giao thông quá khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 (trong đó xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá), trong năm 2020 và 2021, UBND huyện Mường Khương đã lập dự án xây dựng các tuyến đường kết nối chính từ xã La Pan Tẩn đi xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) nối với Quốc lộ 70; tuyến đường liên thôn Pạc Tà (xã Tả Gia Khâu) đến thôn Na Cổ (xã Dìn Chin); tuyến đường từ thôn Sín Chải A đi thôn Sín Chải B (xã La Pan Tẩn) kết nối với tuyến đường xã Lùng Vai, xã Bản Sen đi xã Cao Sơn; tuyến đường từ Làng thanh niên lập nghiệp xã Lùng Vai đi thôn Cốc Phương (xã Bản Lầu) nối với đường Nậm Chảy - Bản Lầu… Năm 2022, các địa phương trong huyện đã đăng ký triển khai 39 dự án giao thông nông thôn có tổng chiều dài 85,7 km, với tổng kinh phí đầu tư hơn 203 tỷ đồng. Khi các tuyến đường này hoàn thành sẽ góp phần nâng cao về chất trong tiêu chí đường giao thông nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Đức Trung, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mường Khương, khi triển khai các dự án giao thông nông thôn năm 2022 đã phát sinh những khó khăn: Các tuyến đường đều nằm ở các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, đi qua địa hình dốc, nhiều đá, quy mô các tuyến đường được nâng lên theo chuẩn mới (nền đường 6 m, mặt đường bê tông 3,5 m)… Trong khi đó, theo quy định, Nhà nước hỗ trợ tiền nhân công đổ bê tông là 90 triệu đồng/km nhưng thực tế phát sinh đến 120 - 150 triệu đồng/km.Ngoài ra, hầu hết tuyến đường đang triển khai có độ dốc lớn, cần xây dựng rãnh dọc, cống thoát… mà những hạng mục này nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng, chưa có chính sách hỗ trợ chi phí khảo sát, thiết kế kỹ thuật và nhân công đổ bê tông, phá đá…

Một khó khăn nữa là hiện nay, các dự án đường giao thông nông thôn đều do cấp xã làm chủ đầu tư, trong khi hầu hết xã không có cán bộ kỹ thuật với chuyên môn phù hợp, dẫn đến khó khăn trong quản lý, đầu tư xây dựng và phải chờ đợi cơ quan chuyên môn của huyện hỗ trợ.

Xã Tung Chung Phố rất tích cực trong việc huy động nguồn lực làm đường giao thông nông thôn. Chủ tịch UBND xã Hảng Seo Sùng cho biết: Năm 2022, xã làm chủ đầu tư dự án đường giao thông nông thôn từ Quốc lộ 4D đến thôn Tả Chư Phùng (nền 6 m, mặt đường bê tông 3,5 m) với chiều dài 3 km, tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đầu tư gần 5 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm, nhưng đến nay nhà thầu mới thi công xong phần nền đường.

“Dự án chậm tiến độ là do tỉnh, huyện phân bổ nguồn vốn chậm (đầu tháng 10/2022 mới giao vốn), nhà thầu đã phải ứng vốn thi công trước, trong khi đó giá vật liệu, xăng, dầu cao hơn 50 - 100% so với thời điểm ký hợp đồng. Mặt khác, việc thi công gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, phải phá đá nhiều, trong khi chưa được bổ sung kinh phí phát sinh để phá đá. Nếu huyện và tỉnh không có cơ chế hỗ trợ kịp thời thì việc hoàn thành dự án rất khó”, ông Hảng Seo Sùng nói.

Không riêng xã Tung Chung Phố mà hiện hầu hết các dự án đường giao thông nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện Mường Khương đang gặp khó khăn tương tự.

Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Trước những khó khăn nêu trên, UBND huyện đã và đang đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đẩy nhanh tiến độ thi công dự án giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Tuy nhiên, có nhiều nội dung mà huyện không thể tự quyết định, cần sự hỗ trợ giải quyết của các sở, ban, ngành và UBND tỉnh, như việc bổ sung kinh phí hỗ trợ công tác thiết kế, hướng dẫn kỹ thuật thi công, lập hồ sơ hạng mục cống thoát nước (Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND chưa có cơ chế hỗ trợ); cơ chế hỗ trợ thêm vật liệu và tiền nhân công để thi công hệ thống rãnh thoát nước tại các đoạn tuyến có độ dốc lớn… UBND tỉnh cần có cơ chế phân cấp việc xác định khối lượng đá phát sinh tại các dự án giao thông nông thôn cho huyện thực hiện và giải quyết nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công.

Với huyện vùng cao đặc biệt khó khăn như Mường Khương, giao thông nông thôn có vai trò quan trọng trong tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nếu không có giải pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thì việc hoàn thành các dự án giao thông nông thôn sẽ khó đảm bảo tiến độ và chất lượng đề ra, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.                             

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sáng 3/4, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã có phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 10).

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Để đảm bảo số liệu hiện trạng rừng phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1522/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai một số nội dung về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023.

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy diện tích lúa xuân năm 2024 và đang bắt tay vào thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân; thường xuyên thăm đồng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng, trừ đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Mùa quay mật ong

Mùa quay mật ong

Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.

fb yt zl tw