Đà Nẵng lần thứ 3 được vinh danh Thành phố thông minh xuất sắc Việt Nam

Đà Nẵng là thành phố duy nhất nhận giải thưởng Thành phố thông minh xuất sắc nhất Việt Nam 2022. Đây là lần thứ 3, Đà Nẵng nhận giải thưởng này.

Tối 1/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2022.

43 giải thưởng đã được trao cho các thành phố, doanh nghiệp, sản phẩm là sự ghi nhận, tôn vinh những đóng góp tích cực vào công cuộc kiến tạo nên những thành phố thông minh, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tham dự và Trao Chứng nhận cùng cúp vinh danh các đơn vị, doanh nghiệp xuất sắc đoạt giải.

Ban tổ chức cho biết, giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2022 được phát động từ ngày 8/8/2022. Sau gần 3 tháng triển khai, Giải thưởng đã nhận được 148 đề cử. Qua 3 vòng đánh giá, Hội đồng bình chọn do TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ làm Chủ tịch đã lựa chọn trao 43 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2022. Trong đó, Đà Nẵng là thành phố duy nhất nhận giải thưởng Thành phố thông minh xuất sắc nhất Việt Nam. Đây là lần thứ 3, Đà Nẵng nhận giải thưởng này. Ngoài ra, Thành phố Đà Nẵng cũng nhận 4 giải theo các lĩnh vực: Điều hành và quản lý thông minh; Giao thông và Logistics thông minh; Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thành phố ứng dụng thông minh phục vụ công dân và doanh nghiệp.

Đà Nẵng lần thứ 3 được vinh danh Thành phố thông minh xuất sắc Việt Nam ảnh 1
Ban tổ chức trao giải cho các phần mềm, giải pháp thuộc các lĩnh vực: Giải pháp du lịch thông minh, giải pháp thanh toán thông minh… 

Các thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên),  Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) cũng nhận giải thưởng Thành phố điều hành và quản lý thông minh. Tỉnh Thừa Thiên - Huế nhận giải Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tỉnh Thái Nguyên nhận giải Thành phố ứng dụng thông minh phục vụ công dân và doanh nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp, Giải thưởng cũng ghi nhận sự đa dạng các dịch vụ, giải pháp công nghệ phát triển giải quyết vấn đề của các đô thị hiện đại ở hầu hết các lĩnh vực. 34 giải thưởng dành cho các giải pháp công nghệ thuộc 17 hạng mục khác nhau như: Chính quyền, Giao thông, Môi trường, Y tế, Nông nghiệp, Xây dựng, Du lịch. Theo thống kê, riêng 34 giải pháp số cho thành phố thông minh được trao Giải thưởng hôm nay đã có tổng doanh thu trên 350 tỷ đồng.

TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng cho biết: “Xu hướng phát triển đô thị thông minh ngày nay cũng phần nào thúc đẩy lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp xây dựng những dự án thông minh. Năm nay số lượng các tỉnh, thành phố tham dự giải thưởng nhiều hơn so với năm ngoái, điều này chứng tỏ sự quan tâm rất cao của lãnh đạo các địa phương. Có một số tỉnh, thành phố tuy mới lần đầu tham gia nhưng đã có nhiều sản phẩm, giải pháp tốt và được đánh giá cao như Thái Nguyên. Việc xây dựng thành phố thông minh cũng như xã hội thông minh là một xu hướng không thể đảo ngược trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Việc tổ chức Giải thưởng Thành phố thông minh đáp ứng nhu cầu của xã hội và của đất nước trong giai đoạn đổi mới, chuyển đổi số. Bên cạnh việc lựa chọn được những địa phương làm tốt, những dự án tốt về đô thị thông minh để có thể vinh danh, nhân rộng điển hình cho các địa phương khác mà còn tạo động lực cho sự phát triển của xã hội, thúc đẩy và cạnh tranh các địa phương khác".

Theo đánh giá chung của các chuyên gia trong hội đồng Giải thưởng, mức độ triển khai xây dựng và phát triển thành phố thông minh của các tỉnh thành tại Việt Nam ngày càng tốt hơn. Tỉnh thành có sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của các lãnh đạo sẽ có mức độ triển khai xây dựng thành phố thông minh nhanh và hiệu quả hơn.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, Trưởng ban tổ chức giải thưởng cho biết: trong giai đoạn chuyển mình quan trọng, cùng với công cuộc chuyển đổi số quốc gia, các tỉnh, thành tại Việt Nam đang bắt đầu kiến tạo thành “thành phố thông minh”. Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam ngày càng hoàn thiện về trình độ công nghệ, lĩnh vực chuyên môn và nỗ lực vào cuộc cùng các thành phố giải quyết tất cả vấn đề tồn tại nhằm sớm đẩy nhanh việc xây dựng, phát triển thành phố thông minh, bền vững tại Việt Nam cùng tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Hội đồng giám khảo cũng bình chọn 9 giải pháp xuất sắc nhận đánh giá 5 sao. Đây là những giải pháp ghi nhận xu hướng tự động hóa, thông minh hóa với những công nghệ mới như: Big Data, AI, 3D, VR/XR… không chỉ giúp thuận lợi cho các thành phố trong điều hành quản lý mà còn mang đến những trải nghiệm đơn giản, hữu ích dành cho người dân và doanh nghiệp. Từ sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị, thành phố thông minh đã trở thành xu thế tất yếu, là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, vùng miền, giúp các thành phố giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa.

Theo kế hoạch, danh sách các giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2022 sẽ được giới thiệu tới hơn 5.000 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đối tác tiềm năng trên toàn quốc nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các bên, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, bền vững của Chính phủ và các chính quyền địa phương trên toàn quốc.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Cốc San tích cực chuyển đổi số

Cốc San tích cực chuyển đổi số

Xã Cốc San là địa phương vùng ven của thành phố Lào Cai đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Xã định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - lâm nghiệp sang dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và việc chuyển đổi số đang được cán bộ và người dân tích cực thực hiện.

Xếp hạng chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện

Xếp hạng chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện

Ngày 3/4, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 684/QĐ-UBND phê duyệt kết quả xếp hạng mức độ chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện năm 2023.

fb yt zl tw