Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

LCĐT - Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, ngành, địa phương đã quyết liệt vào cuộc. Tỉnh thường xuyên họp, nắm tiến độ, thực hiện từng phần việc với phương châm “không chờ chung, dễ làm trước, khó làm sau, linh hoạt trong phân bổ các nguồn vốn, phân kỳ thực hiện các công việc”.

Bài 1: Nhận diện những khó khăn

Bài cuối:Quyết liệt tháo gỡ khó khăn

Theo kiến nghị của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, để thuận lợi triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải sớm ban hành định mức hỗ trợ vốn ngân sách cho một số nội dung thuộc dự án 1, 2, 9 thuộc Chương trình 1719. Đồng thời, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2022 để các địa phương có căn cứ thực hiện.

Đối với việc giải ngân nguồn vốn trong năm 2022 theo kế hoạch Trung ương giao gặp rất nhiều khó khăn, thời gian thực hiện không còn nhiều, một số nội dung dự án còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như mùa vụ, thời tiết… nên trong trường hợp địa phương đã nỗ lực, nhưng không thể giải ngân hết nguồn vốn và nhiệm vụ chi vẫn còn, đề nghị Chính phủ và bộ, ngành cho phép chuyển nguồn vốn sang năm 2023.

Hạ tầng vùng cao được nâng cấp nhờ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia.
Hạ tầng vùng cao được nâng cấp nhờ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh yêu cầu, các cơ quan liên quan cấp tỉnh khẩn trương tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn; cơ quan thường trực chương trình theo dõi sát sao, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện theo kế hoạch đã giao; nắm những khó khăn, kịp thời tháo gỡ theo thẩm quyền.

Ông Ngô Đức Ảnh, Giám đốc Sở Tài chính cho rằng, các cơ quan, đơn vị trong quá trình lập dự toán phải nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan để đảm bảo yêu cầu và sát với thực tế. Trong triển khai các dự án, cần kịp thời điều chỉnh danh mục, dự án, công trình để phù hợp với thực tế, có thể điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn của các địa phương có tiến độ giải ngân chậm sang địa phương khác có tiến độ thực hiện, giải ngân tốt hơn.

Thực tế cho thấy, trong triển khai các nội dung, phần việc, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động, quyết liệt thực hiện. Có địa phương chủ động thực hiện giải phóng mặt bằng, chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân làm đường ngõ xóm; phát triển sản xuất, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân...

Trong đó, huyện Mường Khương là địa phương đầu tiên trong tỉnh phát động phong trào 99 ngày thi đua cao điểm thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Bí thư Huyện ủy Mường Khương Giàng Quốc Hưng khẳng định: Từ khi triển khai phong trào thi đua đến nay, hầu như cán bộ, công chức, viên chức của huyện Mường Khương làm việc không có ngày nghỉ, thậm chí làm cả ngoài giờ hành chính đối với những ngày làm việc bình thường. Hằng tuần, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện họp nghe báo cáo kết quả thực hiện của các tổ công tác, chủ đầu tư; nêu rõ những vướng mắc, khó khăn, bất cập để kịp thời có hướng xử lý, đồng thời phải đưa ra được những giải pháp triển khai công việc trong tuần tới. Huyện sẽ nỗ lực cao nhất để hoàn thành các dự án thuộc nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022, cũng như giải ngân cho các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Tại thị xã Sa Pa, UBND thị xã đã ban hành 2 quyết định phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho 40/49 công trình (6 trường học, 1 đường liên xã, 4 công trình cấp nước sinh hoạt và 29 công trình đường giao thông nông thôn) với số vốn là 44/52,6 tỷ đồng, bằng 84% tổng vốn được giao. Đến hết tháng 10/2022, khối lượng giải ngân của thị xã đạt 12,2/52,6 tỷ đồng, đạt 23,3%.

Trong khi đó, mặc dù việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng huyện Văn Bàn cũng đang nỗ lực, phấn đấu giải ngân 100% vốn (80,8 tỷ đồng) trong tháng 11/2022.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm, để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022, các cấp, ngành, địa phương cần tích cực, quyết liệt vào cuộc hơn nữa trong việc triển khai các nội dung, phần việc, dự án thuộc 3 chương trình.

Cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia. Tích cực tuyên truyền đến người dân nội dung chính sách hỗ trợ thực hiện các chương trình nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên, phát huy vai trò của người dân; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội, đảng viên, cán bộ và Nhân dân tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

fb yt zl tw