Tự nhận quyền sở hữu để đòi hỗ trợ

LCĐT - Vừa qua, dư luận không khỏi bất bình trước việc một số người dân ở thôn vùng cao nọ dùng đất đá bịt lấp hệ thống ống nước của trạm bơm cấp nước sinh hoạt tại địa phương. Cùng với đó, họ yêu cầu xí nghiệp cấp nước sinh hoạt phải tăng tiền hỗ trợ thì mới đồng ý cho trạm bơm hoạt động tiếp. Điều này đã làm gián đoạn nguồn cung nước sinh hoạt cho khu dân cư.

Không chỉ vậy, chuyện người dân ở một số nơi còn nhận cả nguồn nước tự nhiên, thậm chí cả một dòng suối thuộc sở hữu của thôn mình để đòi bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước xây dựng dự án cấp nước sinh hoạt cũng là chuyện nực cười.

Có dịp trò chuyện với anh bạn làm việc ở xí nghiệp cấp nước tại địa phương nọ, vừa ngồi được ít phút, tôi thấy anh nhận được khá nhiều cuộc điện thoại của công nhân gọi về báo cáo. Qua câu chuyện, tôi biết anh đang chỉ đạo một cuộc “đàm phán” về việc tranh chấp nguồn nước với người dân ở một thôn. Khi công việc đã cơ bản ổn, anh bạn mới chia sẻ: Tôi đang phải thống nhất với anh em làm việc tại trạm bơm nước đặt tại thôn vùng cao về phương án hỗ trợ một số hộ trên thượng nguồn để họ không chặn nguồn nước cung cấp cho trạm bơm. Nói thật, mấy năm vừa rồi, chúng tôi khổ sở trong việc thỏa thuận với các hộ ở trên đó. Mỗi năm họ lại đưa ra thêm đòi hỏi rất vô lý. Từ nhiều năm nay, xí nghiệp đã phải bỏ ra một số tiền lớn chi trả cho cái gọi là tiền hỗ trợ sản xuất và đời sống đối với các hộ sống gần nguồn nước mà chúng tôi đang sử dụng. Khổ nỗi, “thấy bở đào mãi”, mỗi năm các hộ ở đó lại đòi tăng tiền hỗ trợ, thời kỳ đầu là 500 triệu đồng, rồi 600 triệu đồng và bây giờ đã lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Tôi hỏi lại, vậy xí nghiệp anh đang sử dụng nguồn nước do các hộ kia sở hữu hay sao mà lại phải bỏ tiền hỗ trợ họ? Anh bạn chia sẻ tiếp: Nguồn nước này chúng tôi đã được Nhà nước cấp phép khai thác để xử lý phục vụ nước sinh hoạt cho khu vực dân cư, ấy vậy nhưng từ khi bắt tay vào khai thác thì một số hộ dùng đủ mọi cách để chặn dòng, lấp đường dẫn đến trạm bơm với lý do nguồn nước này họ đã sử dụng từ trước đây và thuộc quyền quản lý của họ. Bây giờ, xí nghiệp muốn khai thác thì hằng năm phải hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng. Nếu chúng tôi không đáp ứng, họ dùng mọi cách khiến trạm bơm không thể hoạt động.
Mang câu chuyện trên trao đổi với đại diện Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai, vị này không giấu nổi bức xúc: Chuyện này không xảy ra ở một địa phương, mà đang có chiều hướng lan rộng đến nhiều địa phương khác. Do nguồn nước chúng tôi được cấp phép để xử lý phục vụ cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư tại trung tâm các huyện, thị xã đều nằm ở các khe, suối trên thượng nguồn, gần các thôn vùng cao, khi bà con thấy chúng tôi xây dựng trạm bơm lấy nước thì họ cho rằng nguồn nước này thuộc sở hữu của họ, nên đòi chúng tôi phải hỗ trợ kinh phí thì mới cho khai thác. Trong khi các nguồn nước này chúng tôi đều được Nhà nước cấp phép khai thác và mỗi năm đều phải đóng thuế tài nguyên và phí dịch vụ môi trường rừng… Đặc biệt, trước khi khai thác, chúng tôi đã đến khảo sát tình hình, lấy ý kiến người dân và nhận được sự đồng thuận rất cao, nhưng sau đó họ lại lấy lý do ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, sản xuất… để đòi hỗ trợ, nếu không được đáp ứng thì sẵn sàng làm đủ mọi cách để các trạm thu nước, bơm nước của các xí nghiệp cấp nước không thể hoạt động… Vậy là để đảm bảo nguồn cung cấp và chất lượng nguồn nước sinh hoạt, các xí nghiệp lại phải bỏ một khoản tiền khá lớn để hỗ trợ người dân…

Trên thực tế, tại một số địa phương, việc chia sẻ nguồn nước ở các khe suối tại các thôn, bản vùng cao phục vụ hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt cũng đôi lúc ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân, nhưng điều này có thể giải quyết hài hòa nếu có sự phối hợp của chính quyền, đơn vị cấp nước và người dân...

Ai cũng biết, theo Luật Tài nguyên nước, tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước ưu tiên cho các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt. Trong Luật Tài nguyên nước cũng nêu rõ: Nhà nước ưu tiên đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, đặc biệt là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn… UBND các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo vệ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật.

Qua sự việc trên cho thấy, nhận thức về pháp luật của một số người dân còn hạn chế. Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước và các quy định của pháp luật liên quan, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, hạn chế xảy ra tình trạng lợi dụng tài nguyên của Nhà nước để làm lợi cho cá nhân và gây cản trở hoạt động xử lý nước phục vụ sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Góc nhỏ từ tâm

Góc nhỏ từ tâm

Đam mê công việc làm tóc và mong muốn dùng chút công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn, Đại Hải đã quyết định mở một tiệm cắt tóc mang tên Góc nhỏ từ tâm.

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch dùng trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch dùng trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 27/3, tại Sở Y tế Lào Cai, Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đã có buổi hội thảo với Cục Quản lý môi trường Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp (Bộ Y tế) và một số sở, ngành của tỉnh Lào Cai, để thống nhất một số nội dung trong xây dựng quy chuẩn.

Cô giáo tiểu học tích cực đổi mới, sáng tạo

Cô giáo tiểu học tích cực đổi mới, sáng tạo

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, cô giáo Phạm Thị Hiệp, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Lào Cai còn luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Từ đó khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích học tập cũng như sự chủ động khám phá tri thức nơi học trò.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Sáng 27/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn huyện Si Ma Cai xảy ra dông, lốc kèm theo mưa đá, riêng khu vực cụm xã Thào Chư Phìn và thị trấn Si Ma Cai có mưa to đến rất to khiến một số nhà dân, cây hoa màu bị hư hỏng, ngập úng và gãy đổ.

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Ngày 27/3, Trường Sĩ quan Công binh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Khương tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2024 cho học sinh khối lớp 12 tại Trường Trung học phổ thông số 1 và Trường Trung học phổ thông số 2 huyện Mường Khương.

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Theo giới thiệu của Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Hoàng Thị Hồng (dân tộc Giáy, sinh năm 1982), là hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Múc. Chị Hồng là phụ nữ đảm đang, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Một sáng kiến tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đã chính thức khởi động. Trong vòng 4 năm, chương trình hướng tới tiếp cận 2 triệu doanh nhân tại Việt Nam thông qua các chiến dịch, đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 90.000 doanh nhân - đa số là phụ nữ - phát triển doanh nghiệp và tăng cường tiềm năng kinh tế.

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Gần đây có không ít cán bộ, đảng viên bị bắt giam vì tội nhận hối lộ. Thật đáng tiếc, không hiểu do ma lực của đồng tiền hay lòng tham đã khiến một số "quan chức" phải ngã ngựa (!?)

fb yt zl tw