Chuyển biến trong học và làm theo Bác ở Bảo Yên

LCĐT - Những năm qua, trên địa bàn huyện Bảo Yên đã có nhiều tập thể, cá nhân tích cực thực hiện Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trước đây, thôn Bản Hón, xã Nghĩa Đô có nhà văn hóa nhưng diện tích nhỏ hẹp, số hộ trong thôn đông (74 hộ) khiến các buổi sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2022, Chi bộ thôn Bản Hón vận động cán bộ, đảng viên, người dân đóng góp xã hội hóa để xây mới, nâng cấp nhà văn hóa thôn. Chi bộ đã tổ chức cuộc họp thôn và được người dân ủng hộ 100%.  Tuy nhiên, thay vì xây dựng nhà văn hóa thôn theo kiểu “cho có”,  đủ tiêu chí, bà con thống nhất xây dựng nhà văn hóa thôn khang trang, rộng rãi, đủ đáp ứng các hoạt động chung, tổng kinh phí dự kiến khoảng 75 triệu đồng.

Cô giáo Trần Thị Kim Oanh trong giờ lên lớp.
Cô giáo Trần Thị Kim Oanh trong giờ lên lớp.

Bà Hoàng Thị Nguyệt, Bí thư Chi bộ thôn Bản Hón cho biết: Điều quan trọng là có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy chi bộ, tạo sự đồng thuận cao giữa các đảng viên, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền việc học tập và làm theo gương Bác đến người dân để tạo đồng thuận. Nhờ đó, các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chính trị của chi bộ, của thôn đều được người dân tin tưởng và ủng hộ, do đó đã huy động được sức mạnh của người dân. Các hộ trong thôn đã thống nhất đóng góp mỗi hộ hơn 1 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn. Tuy nhiên, do các hộ có điều kiện kinh tế khác nhau nên thôn chia số tiền đóng góp thành từng đợt. Ngoài sự đóng góp của bà con trong thôn, đại diện thôn còn kêu gọi các gia đình có điều kiện ủng hộ xây dựng nhà văn hóa. Từ việc làm như vậy, thôn huy động được thêm kinh phí làm đường bê tông lên nhà văn hóa. Đến giữa năm 2022, nhà văn hóa thôn Bản Hón rộng 400 m2 được hoàn thành.

Vừa qua, cô Trần Thị Kim Oanh, giáo viên môn Giáo dục pháp luật của Trường THPT số 3 Bảo Yên được nhận Bằng khen đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền” của Tỉnh ủy. Trong 14 năm công tác, cô giáo Trần Thị Kim Oanh đã được Ban giám hiệu Trường THPT số 3 phân công trách nhiệm hướng dẫn đội tuyển học sinh giỏi và nhóm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật của trường. Cô giáo Oanh bộc bạch: Tôi luôn trau dồi chuyên môn, tìm hiểu và học tập các phương pháp, kỹ thuật để áp dụng dạy theo mô hình trường học mới, từ đó có phương pháp truyền đạt kiến thức phù hợp hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.

Ý thức được trách nhiệm của mình, cô Oanh luôn đi đầu trong mọi hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm học 2020 - 2021, đội tuyển học sinh giỏi Trường THPT số 3 Bảo Yên do cô Oanh ôn luyện lần đầu tiên đi thi đã đoạt 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích cấp tỉnh; năm học 2021 - 2022, đội tuyển học sinh giỏi đoạt 1 giải Nhì và 1 giải Ba cấp tỉnh. Trong học tập và làm theo Bác, cô là một trong những tấm gương điển hình tiên tiến của huyện Bảo Yên.

Đó là 2 trong số hàng trăm điển hình tiên tiến của huyện Bảo Yên trong thực hiện Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc thực hiện Chỉ thị 05 trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực, đi vào chiều sâu với nhiều việc làm, mô hình, tấm gương tiêu biểu, thiết thực. Từ năm 2021 đến hết tháng 6/2022, cấp huyện đã biểu dương, khen thưởng 11 tập thể và 22 cá nhân trong học tập và làm theo Bác; 1 tập thể, 2 cá nhân được nhận Bằng khen của UBND tỉnh; bình xét, công nhận và ghi danh 64 mô hình, tập thể và 49 cá nhân. Các chi, đảng bộ trực thuộc đã bình xét, ghi danh hơn 120 tập thể, 180 cá nhân trong học tập và làm theo Bác.

Ông Trần Văn Huynh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bảo Yên cho biết: Việc học tập, phổ biến các chuyên đề, tác phẩm của Bác được đẩy mạnh trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; việc làm theo Bác đạt nhiều kết quả, tạo niềm tin và sự chuyển biến tốt trong Đảng và toàn xã hội, rõ nhất là lề lối, tác phong công tác và thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên được nâng lên. Nhiều vấn đề bức xúc của người dân đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, góp phần làm tốt công tác tư tưởng, chính trị nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung, tạo thống nhất trong Đảng bộ, sự đồng thuận xã hội; giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn.

Để việc học và làm theo Bác ngày càng đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh, huyện Bảo Yên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 05; đổi mới phương thức thực hiện; nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, đưa việc học và làm theo Bác thành công việc tự giác, thường xuyên trong đời sống cũng như việc làm hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw