Về Nghĩa Đô thưởng thức món bánh chuối

LCĐT - Trong hành trình khám phá vẻ đẹp Nghĩa Đô (Bảo Yên), vào mùa nào cũng vậy, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức món bánh chuối dẻo thơm, ngọt ngào mà khó quên. Cây chuối được đồng bào Tày vùng Nghĩa Đô trồng nhiều trong vườn nhà, sườn đồi và cũng mọc tự nhiên trên những đỉnh núi cao ngất. Đây là nguyên liệu chính để làm món bánh chuối.

Về Nghĩa Đô thưởng thức món bánh chuối ảnh 1
Món bánh chuối dẻo thơm.

Theo lời kể của đồng bào Tày, các loại chuối như chuối tiêu, chuối goòng, chuối lá… đều được sử dụng làm bánh. Mỗi loại có một vị thơm ngon riêng, vì thế, quanh năm suốt tháng, đồng bào Tày chế biến bánh chuối để dâng cúng thần linh, tổ tiên vào những ngày lễ và thưởng thức.

Để làm bánh chuối, người Tày chuẩn bị khá kỹ nguyên liệu như quả chuối, bột gạo nếp, đường, lạc, vừng, lá chuối. Theo kinh nghiệm được truyền lại từ bao đời nay về công thức làm bánh chuối, chuối chín được bóc vỏ, thái đôi rồi phơi nắng cho thật khô, sau đó để lên gác bếp, đợi đến ngày gói bánh.

Nguyên liệu thứ hai không thể thiếu đó là lá chuối rừng. Sau khi lấy về, lá được phơi khô, rồi cất để gói bánh. Đồng bào Tày chia sẻ rằng gói bánh chuối bằng lá chuối rừng phơi khô, mới thơm và để được lâu hơn.

Khi gói, gạo nếp được xay thành bột nước, để ráo rồi nhào với bột chuối khô cho nhuyễn, sau đó cho vào cối giã thật mịn. Người làm lấy bột ra nặn thành từng cái bánh bằng quả trứng vịt rồi cho nhân lạc đã rang với vừng vào giữa, rắc hạt vừng bên ngoài bề mặt bánh, dùng lá chuối rừng gói lại và cho lên trõ đồ từ 1,5 đến 2 tiếng đồng hồ là bánh chín.

Bánh chuối thưởng thức vào lúc còn nóng hoặc đã nguội đều rất ngon và đậm đà dư vị, có độ dẻo hòa quyện giữa bột gạo nếp với bột chuối, có vị ngọt tự nhiên của chuối hòa vào vị thơm nồng của gạo nếp. Khi ăn, bánh có cái giòn lật sật của nhân lạc, vị thơm của vừng và lá chuối rừng. Tất cả tạo nên dư vị thơm ngon tự nhiên.

Về Nghĩa Đô thưởng thức món bánh chuối ảnh 2
Đồng bào Tày Nghĩa Đô bán bánh chuối ở chợ phiên.

Bánh chuối là món ăn dân dã, đời thường của đồng bào Tày vùng Nghĩa Đô, thể hiện sự tinh tế, khéo léo trong việc lựa chọn những nguyên liệu do chính đồng bào làm ra. Bánh chuối cũng là món bánh được đồng bào Tày chế biến để dâng cúng tổ tiên, mời khách phương xa, thể hiện sự tôn kính với thần linh, tiên tổ và sự thảo thơm, mến khách của đồng bào nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

fb yt zl tw