Bảo Yên phát triển du lịch tâm linh kết nối các di tích lịch sử - văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

LCĐT - Chiều 12/8, UBND huyện Bảo Yên tổ chức Hội thảo phát triển du lịch tâm linh kết nối các di tích lịch sử - văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của địa phương.

Tham dự hội thảo có đại diện Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh; UBND thành phố Lào Cai, UBND huyện Văn Bàn; UBND huyện Hạ Hòa (Phú Thọ), huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình); ban quản lý di tích một số đền ở thành phố Lào Cai, huyện Văn Bàn và thị xã Sa Pa…

Bảo Yên phát triển du lịch tâm linh kết nối các di tích lịch sử - văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ảnh 1
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nắm tình hình phát triển du lịch của Bảo Yên trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng từ các di tích lịch sử - văn hóa. 

Bảo Yên là vùng đất hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng, thể hiện ở bề dày văn hóa với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Trên địa bàn huyện hiện có 11 di tích, danh thắng (trong đó: 3 di tích lịch sử cấp quốc gia, 8 di tích, danh thắng cấp tỉnh); 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 điểm du lịch cấp tỉnh. Đặc biệt, huyện có quần thể di tích đền Bảo Hà đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo khang trang, hằng năm thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm bái. Từ đầu năm 2022 đến nay, ngành du lịch chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn trong điều kiện bình thường mới, trong 7 tháng qua, khách du lịch đến Bảo Yên đạt trên 700 ngàn lượt.

Bảo Yên phát triển du lịch tâm linh kết nối các di tích lịch sử - văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ảnh 2
Đại biểu UBND thành phố Lào Cai phát biểu.

Trên cơ sở xác định rõ những tiềm năng, lợi thế của địa phương, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Bảo Yên đang khởi động giai đoạn mới với quyết tâm cao, phấn đấu đưa Bảo Yên trở thành huyện phát triển khá của tỉnh và đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025. Để thực hiện được mục tiêu này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Yên khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định 4 lĩnh vực đột phá, trong đó phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

Bảo Yên phát triển du lịch tâm linh kết nối các di tích lịch sử - văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ảnh 3
Đại biểu Hiệp hội Du lịch tỉnh tham gia ý kiến.

Bảo Yên từng bước phát triển thành trung tâm du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc và cả nước, gắn kết với các sản phẩm du lịch đặc trưng là thế mạnh của tỉnh, của huyện như: Du lịch lịch sử, thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, du lịch văn hóa, lễ hội; phát triển du lịch tâm linh gắn liền với việc quảng bá hình ảnh miền đất, văn hóa truyền thống, con người Bảo Yên; giải quyết việc làm, xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ của huyện có uy tín trên thị trường; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội... Huyện Bảo Yên phấn đấu đến năm 2025, tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt 2,5 triệu lượt người; doanh thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng.

Bảo Yên phát triển du lịch tâm linh kết nối các di tích lịch sử - văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ảnh 4
Đại biểu UBND huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) phát biểu.

Dự hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng, hoạt động và quản lý các mô hình du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, ban quản lý các di tích… tại các địa phương trong và ngoài huyện cũng như các tỉnh bạn; đề xuất ý tưởng, kế hoạch, hướng đi trong phối hợp tổ chức, xây dựng các tour, tuyến du lịch tâm lịch giữa các địa phương nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của du khách. Từ đó, phát huy lợi thế, phát triển du lịch tâm linh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói riêng và tỉnh nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

fb yt zl tw