Nhìn lại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á năm 2022

Đoàn Việt Nam khẳng định sức mạnh và vị thế

Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 năm 2022 (ASEAN Para Games 11-2022) vừa kết thúc sau một tuần thi đấu. Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã đạt thành tích rực rỡ tại đại hội. Tuy chỉ xếp thứ ba toàn đoàn, nhưng đây là lần đầu đoàn nước ta giành được số Huy chương vàng (HCV) nhiều nhất từ trước đến nay, vượt 25 HCV so với chỉ tiêu đề ra và lập nhiều kỷ lục. Đại hội cũng cho thấy những môn thế mạnh mà thể thao Việt Nam cần tập trung đầu tư để vươn tầm.
VĐV Đặng Thị Linh Phượng của Việt Nam (ở giữa) đoạt HCV môn cử tạ ở hạng cân 50kg nữ, xác lập kỷ lục đại hội (Ảnh THÁI DƯƠNG)
VĐV Đặng Thị Linh Phượng của Việt Nam (ở giữa) đoạt HCV môn cử tạ ở hạng cân 50kg nữ, xác lập kỷ lục đại hội (Ảnh THÁI DƯƠNG)

Theo khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Thể dục Thể thao kiêm Trưởng đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam dự ASEAN Para Games 11-2022 tại Indonesia Nguyễn Hồng Minh, các vận động viên (VĐV) thể thao người khuyết tật Việt Nam đã đạt thành tích nổi trội ở đại hội này. Không những lập kỷ lục về số lượng HCV, đoàn thể thao người khuyết tật nước ta còn cho thấy chất lượng cao của những tấm huy chương đó khi các VĐV phá 16 kỷ lục của đại hội, trong đó môn bơi phá 14 kỷ lục, môn cử tạ thiết lập hai kỷ lục.

Tổng cộng, đoàn Việt Nam giành được 65 HCV, 62 Huy chương bạc (HCB), 55 Huy chương đồng (HCĐ), xếp thứ ba toàn đoàn sau đoàn chủ nhà Indonesia (175 HCV), đoàn Thái Lan (117 HCV) và vượt xa đoàn đứng thứ tư là Malaysia (36 HCV). Đây là thành tích tốt nhất của thể thao người khuyết tật Việt Nam khi thi đấu ở nước ngoài từ trước đến nay.

Ngay cả ở đại hội tổ chức tại Việt Nam năm 2003, các VĐV nước ta cũng chỉ giành 81 HCV và vẫn xếp sau đoàn Thái Lan được 101 HCV. Sau quãng thời gian dài phải giãn cách vì dịch Covid-19, thành tích này ghi nhận sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của các VĐV trong suốt quá trình chuẩn bị và thi đấu tại ASEAN Para Games.

Hầu hết các VĐV đều phải tự tập tại nhà, chỉ có một số VĐV được tập trung đội tuyển quốc gia nhằm chuẩn bị cho Paralympic Tokyo 2020 vào năm ngoái. “Để có được thành tích này, bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có phần quan trọng là sự giúp đỡ, chia sẻ, động viên của gia đình, người thân, bạn bè và xã hội, giúp các VĐV vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, dành thời gian tập luyện để có thể đạt được những thành tích tốt nhất”-Phó Tổng cục trưởng Thể dục Thể thao Nguyễn Hồng Minh nhận định.

Trong bảng vàng thành tích của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam ghi nhận đóng góp hàng đầu của các đội tuyển: bơi (27 HCV, 20 HCB, 12 HCĐ-xếp hạng 2/11 đoàn), điền kinh (15 HCV, 25 HCB, 16 HCĐ-xếp hạng 3/11, cờ vua (13 HCV, 6 HCB, 11 HCĐ-hạng 2/11), cử tạ (10 HCV, 8 HCB, 3 HCĐ-hạng 2/11). Bên cạnh đó, mặc dù rất nỗ lực, song các VĐV nước ta đã không đạt được thành tích cao ở một số môn như bóng bàn (có 1 HCB, 10 HCĐ, xếp hạng 6/11 hoặc cầu lông (chỉ có 3 HCĐ, xếp hạng 5/11)...

Nói về thành tích chưa thật sự thành công của các đội tuyển này, một chuyên viên của Tổng cục Thể dục Thể thao đã nêu nguyên nhân chính là do các VĐV chưa được chuẩn bị kỹ, thiếu sự tập trung và nhất là thể lực chưa đáp ứng được yêu cầu thi đấu. Đây cũng là bài học cần rút kinh nghiệm để chúng ta có kết quả tốt hơn trong các giải và đại hội quốc tế của thể thao người khuyết tật thời gian tới.

Từ những đánh giá về thành tích nổi bật của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Paralympic Việt Nam Trần Đức Thọ cho biết: ASEAN Para Games 11-2022 đã giúp Hiệp hội Paralympic Việt Nam và Tổng cục Thể dục Thể thao có cái nhìn chính xác hơn về lực lượng chủ chốt và thế mạnh của thể thao người khuyết tật, tập trung vào nhóm môn: bơi, điền kinh, cử tạ, cờ vua. Hiệp hội Paralympic Việt Nam sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để trình cơ quan quản lý nhà nước và huy động sự hỗ trợ của các địa phương để chuẩn bị tốt nhất cho đoàn thể thao người khuyết tật nước ta chuẩn bị cho ASEAN Para Games 12 sẽ được tổ chức tại Campuchia trong năm 2023.

Cũng theo ông Trần Đức Thọ, Hiệp hội Paralympic Việt Nam sẽ đề nghị lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao bổ sung số lượng VĐV tập trung ở tuyển quốc gia cho bốn môn thế mạnh nêu trên, từ mức 30 người hiện nay lên 40 đến 45 người tham dự đại hội tại Campuchia. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kêu gọi các địa phương có nhiều VĐV tham gia đội tuyển người khuyết tật quốc gia tăng cường đầu tư chi phí tập luyện để các VĐV duy trì thành tích; tổ chức tập huấn, cập nhật các vấn đề kỹ thuật, thể thức thi đấu quốc tế cho các huấn luyện viên và VĐV, hướng tới các giải đấu quốc tế sắp tới.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội có điểm cho các cầu thủ Việt Nam

Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á năm 2024: Cơ hội có điểm cho các cầu thủ Việt Nam

22 giờ 30 phút tối nay 17/4, đội tuyển U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Kuwait trong khuôn khổ bảng D vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á năm 2024. Tại đấu trường này, U23 Việt Nam từng giành quyền vào vòng chung kết năm 2018, lọt vào tứ kết năm 2022, nhưng cũng từng hai lần dừng bước ở vòng bảng vào các năm 2016 và 2020.

VAR được áp dụng tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

VAR được áp dụng tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã có buổi họp với các thành viên đội tuyển U23 Việt Nam để phổ biến những quy định chung dành cho các đội tham dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024. Những nội dung quan trọng trong Luật thi đấu cũng được đề cập đến, trong đó có việc áp dụng công nghệ VAR tại tất cả các trận đấu của giải.

Thử thách mang tên “vượt qua giới hạn”

Thử thách mang tên “vượt qua giới hạn”

“Cố lên… chút nữa thôi… Tiếp tục hay bỏ cuộc!”… là những câu nói hiện lên trong đầu tôi suốt 4 giờ đồng hồ chinh phục cự ly 42 km đầu tiên trong đời tại giải Marathon Đền Hùng Spirituality 2024 vừa diễn ra tại tỉnh Phú Thọ. Với những ai yêu thích chạy bộ, lần đầu tiên hoàn thành cự ly Full Marathon luôn là dấu mốc đặc biệt và đáng nhớ nhất trên hành trình chinh phục những cung đường. 

VBA và nỗ lực phát triển bóng rổ cộng đồng

VBA và nỗ lực phát triển bóng rổ cộng đồng

Song hành theo định hướng nhiệm vụ thể thao Việt Nam năm 2024 của Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt: "Luôn coi trọng việc xây dựng nền móng, từ thể thao quần chúng đến thể thao trường học để lựa chọn được những tài năng thể thao làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp", phát triển bóng rổ cộng đồng càng là nội dung Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) mong muốn đẩy mạnh năm nay.

Thể thao Việt Nam tăng tốc giành vé Olympic Paris 2024

Thể thao Việt Nam tăng tốc giành vé Olympic Paris 2024

Đặt mục tiêu phấn đấu giành từ 12 - 15 suất dự Olympic Paris 2024 nhưng đến thời điểm này, thể thao Việt Nam vẫn chưa hoàn thành được 50% chỉ tiêu và vẫn đang trong hành trình tìm kiếm thêm suất chính thức trong bối cảnh phía trước còn khá nhiều khó khăn.

fb yt zl tw