Phương pháp mới hỗ trợ điều trị ung thư não

Các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đã nghiên cứu một phương pháp dung nạp thuốc mới có thể giúp cải thiện khả năng điều trị ung thư não bằng liệu pháp miễn dịch.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine, nhóm nghiên cứu tại Đại học Sơn Đông (Trung Quốc) và Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) đã tạo ra một loại hydrogel có thể tiêm. Loại hydrogel này chứa các phân tử nano nhắm mục tiêu vào các tế bào gốc u thần kinh đệm vốn được cho là "thủ phạm" chính gây tái phát u nguyên bào thần kinh đệm - một khối u xâm lấn nhiều trong não - sau khi đã phẫu thuật loại bỏ khối u ban đầu. 

Các hạt nano trong chế phẩm sinh học hydrogel nói trên có thể tạo ra các đại thực bào thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR) tại chỗ sau khi tiêm loại hydrogel này vào điểm mà khối u ban đầu bị cắt bỏ. Đại thực bào là một tế bào lớn có khả năng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể và được tìm thấy trong máu cũng như trong mô. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng các đại thực bào đã được biến đổi như vậy có thể "truy tìm và tiêu diệt" các tế bào gốc u thần kinh đệm còn sót lại tại vị trí khối u bị loại bỏ bằng cách kích thích phản ứng miễn dịch chống hình thành các khối u mới.       

Qua thử nghiệm tiền lâm sàng trên chuột thí nghiệm, phương pháp dung nạp thuốc này đã cho thấy hiệu quả giúp ngăn ngừa tái phát u thần kinh đệm sau phẫu thuật bằng cách tạo ra khả năng miễn dịch ngăn ngừa hình thành khối u trong thời gian dài ở chuột. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi kết hợp với một kháng thể có tên là CD47, phương pháp hydrogel mới này đã làm tăng tần suất hoạt động của các tế bào đáp ứng miễn dịch tích cực ở các loài gặm nhấm.  

Tác giả nghiên cứu, Giáo sư Jiang Xinyi tại Đại học Sơn Đông, nhấn mạnh phương pháp mới nói trên mang tới một chiến lược điều trị tiềm năng, giúp tạo miễn dịch đặc hiệu với tế bào gốc ung thư, từ đó mở ra cơ hội sống cho các bệnh nhân bị ung thư tái phát.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw