Liên kết đưa sản phẩm quế vươn ra thế giới

LCĐT - Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/2021, Hợp tác xã Tâm Hợi (xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng) đã phát huy hiệu quả bước đầu trong liên kết sản xuất, thu mua, chế biến sản phẩm vỏ quế cho người dân trên địa bàn tỉnh và đưa sản phẩm quế ra thị trường thế giới.

Liên kết đưa sản phẩm quế vươn ra thế giới ảnh 1

Hoạt động sản xuất tại Hợp tác xã Tâm Hợi.

Chị Tạ Thị Hợi, Giám đốc Hợp tác xã Tâm Hợi cho biết: Nhiều xã của Lào Cai có thế mạnh về phát triển cây quế, sản lượng quế người dân khai thác hằng năm lớn. Tuy nhiên, đầu ra của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào các tư thương nên giá bấp bênh và chưa có ưu thế trên thị trường.

Xuất phát từ thực tế trên, chị quyết định thành lập hợp tác xã nhằm liên kết thu mua, chế biến sản phẩm vỏ quế và tìm đầu ra cho sản phẩm, mong muốn đưa sản phẩm quế Lào Cai vươn xa, tạo việc làm cho người lao động.

Thế nhưng, khi bắt tay vào sản xuất sản phẩm quế xuất khẩu, dịch Covid-19 khiến việc trao đổi mua bán với khách hành bị gián đoạn. Cùng với đó là khó khăn về quy mô nhà xưởng và nguồn vốn hạn hẹp, chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng... Chị Hợi đã phải đến một số công ty lớn tại Hà Nội và Bắc Ninh để học hỏi cách sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, chị cũng đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cắt, đóng túi, đóng hộp sản phẩm, chủ động liên kết với người dân ở các huyện Bảo Thắng, Bắc Hà, Bảo Yên xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng quế trồng.

Với việc sản xuất, chế biến bài bản, tuân thủ quy trình kỹ thuật, các sản phẩm quế bột, quế chẻ, quế sáo thanh, quế sáo vụn, quế ép kiện,… dần được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, tin dùng. Hiện nay, khoảng 80% sản phẩm quế của hợp tác xã được đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan. Bình quân, mỗi tháng tiêu thụ khoảng 190 tấn quế khô các loại.

Nhờ hoạt động hiệu quả, Hợp tác xã Tâm Hợi không chỉ góp phần đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ trồng quế mà còn tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 35 lao động địa phương, lúc cao điểm lên đến 70 lao động với mức lương 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Chị Bàn Thị Hoa ở huyện Bảo Thắng cho biết: Từ khi có Hợp tác xã Tâm Hợi đứng ra cam kết thu mua sản phẩm quế, giá quế khá ổn định, thậm chí cao hơn so với các tư thương ở ngoài. Bà con bán bao nhiêu, hợp tác xã thu mua hết bấy nhiêu nên yên tâm phát triển diện tích trồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

fb yt zl tw