Các nhà lãnh đạo ngành du lịch ra Tuyên bố tầm nhìn chung về du lịch sinh thái thế giới

Theo tin từ Tổng cục Du lịch, tiếp nối các hoạt động trong Hội nghị ngành du lịch thế giới 2022 (WTIC 2022), ngày 25/6, tại Ulsan (Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo ngành du lịch đã ra Tuyên bố tầm nhìn chung về Du lịch sinh thái thế giới. 

Tuyên bố được đưa ra tại Diễn đàn về chủ đề Du lịch an toàn và Du lịch sinh thái.

Các nhà lãnh đạo ngành du lịch ra Tuyên bố tầm nhìn chung về du lịch sinh thái thế giới ảnh 1

Các nhà lãnh đạo ngành du lịch đưa ra Tuyên bố tầm nhìn chung về du lịch sinh thái thế giới.

Diễn đàn có sự tham gia của khoảng 800 đại biểu gồm lãnh đạo ngành du lịch của một số quốc gia bao gồm Maldives, Tây Ban Nha, Iran, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Mông Cổ, Pakistan...; cơ quan quản lý du lịch Ulsan và các thành phố khác của Hàn Quốc; Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO); các hiệp hội, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở đào tạo du lịch và sinh viên ngành du lịch Hàn Quốc. Đoàn Việt Nam do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu dẫn đầu tham dự Diễn đàn.

Phát biểu khai mạc, ông Song Cheol Ho - Thị trưởng tỉnh Ulsan vui mừng cho biết, Hội nghị ngành du lịch thế giới là sự kiện đầy ý nghĩa, đánh dấu là sự kiện quốc tế đầu tiên do Ulsan đăng cai kể từ sau đại dịch Covid-19. Ulsan là thành phố phát triển về công nghiệp, tuy nhiên giá trị văn hoá và thiên nhiên cũng đầy tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

“Chúng ta nên tăng cường hợp tác quốc tế để phục hồi ngành du lịch thế giới bền vững hơn. Ulsan rất mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ vs các quốc gia, địa phương trong tương lai”, Thị trưởng tỉnh Ulsan nhấn mạnh.

Tại Diễn đàn, Giáo sư Kazem Vafadari - Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Du lịch châu Á-Thái Bình Dương, đã có bài phát biểu thiết thực về chủ đề du lịch sinh thái. Theo Giáo sư, du lịch sinh thái trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, trở thành một công cụ hữu hiệu phát triển kinh tế, đặc biệt với các quốc gia không có thế mạnh về công nghiệp.

Giáo sư Vafadari nhấn mạnh: Du lịch chỉ có thể bền vững khi các điểm đến có thể quản lý được sức chứa du khách; giữ mức tác động của du lịch đến trong mức giới hạn để bảo vệ thiên nhiên địa phương; điểm đến duy trì được sức hấp dẫn đối với du khách; tìm kiếm các "điểm đến thay thế", chủ yếu là các điểm đến thiên nhiên; mang lại lợi ích cho cộng đồng; phục vụ đối tượng khách phù hợp với mục tiêu phát triển.

Du khách tham gia du lịch cộng đồng thường đi thăm các vườn quốc gia và khu vực, các khu vực làng quê/nông thôn. Tuy nhiên, du lịch sinh thái cũng phải đối mặt với một số thách thức chính. Đó là: lợi ích kinh tế vượt khỏi tay của cộng đồng địa phương; thu nhập du lịch không được sử dụng để phát triển lan tỏa sang những ngành liên quan...

Các đại biểu, chuyên gia cũng đã chia sẻ về các nội dung liên quan đến thách thức trong hợp tác giữa du lịch với các ngành liên quan; bảo đảm an toàn cho du khách; chính sách du lịch sau dịch; các việc cần triển khai khi mở cửa du lịch; giải pháp phát triển du lịch bền vững…

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các nhà lãnh đạo du lịch các quốc gia đã đưa ra Tuyên bố tầm nhìn chung về du lịch sinh thái thế giới. Trong đó các bên nỗ lực bảo đảm tất cả khách du lịch trên thế giới có một môi trường du lịch an toàn; ưu tiên hàng đầu cho hỗ trợ du lịch sinh thái; cố gắng bảo tồn môi trường tự nhiên của thiên nhiên; lan tỏa sự đồng thuận của khách du lịch trên toàn cầu đối với du lịch sinh thái…

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

fb yt zl tw